Đồng hồ áp suất là một thiết bị được sử dụng vô cùng rộng rãi và phổ biến với mục đích đo lường và kiểm soát áp suất của hệ thống đường ống, thiết bị. Loại đồng hồ này được sử dụng cả trong những ứng dụng công nghiệp và dân dụng.
Vậy đồng hồ đo áp suất là gì? Nên sử dụng đồng hồ đo áp suất của thương hiệu nào để mang lại sự tối ưu về chất lượng và giá cả? Trong bài viết hôm nay, Makgi Việt Nam kính mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cơ bản về sản phẩm này, với mong muốn giúp người dùng có thêm phần nào kiến thức và góc nhìn khi lựa chọn các loại đồng hồ áp lực.
Đồng hồ áp suất là gì?
Đồng hồ đo áp suất, hay còn được gọi bằng nhiều tên khác như đồng hồ áp suất, đồng hồ áp lực, đồng hồ áp kế, đồng hồ test áp, đồng hồ đo áp lực,… có tên tiếng anh là Pressure Gauge, là loại thiết bị được sử dụng để đo lường và kiểm soát giá trị áp suất chất lỏng hoặc chất khí của hệ thống đường ống, thiết bị của người dùng.
Mục đích của việc sử dụng đồng hồ áp lực là giúp người dùng kiểm soát được áp suất vận hành, theo dõi và phát hiện được tình trạng rò rỉ hoặc tình trạng quá áp, từ đó đưa ra được các biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo an toàn vận hành của hệ thống, thiết bị.
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các loại đồng hồ đo áp lực này từ các công trình dân dụng như hệ thống cấp, thoát nước trong hộ gia đình, trong tòa nhà, hệ thống bơm nước, bơm xe,… cho tới các công trình công nghiệp trong các nhà máy sản xuất, các cụm thiết bị máy nén khí, hệ thống đường ống dẫn nước, dẫn khí đốt, hệ thống bơm phòng cháy chữa cháy,…
Lịch sử ra đời của đồng hồ test áp
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về đồng hồ áp lực, kính mời bạn đọc tìm hiểu chút thông tin về lịch sử hình thành của chúng.
Năm 1644, Evangelista Torricelli – nhà toán học và vật lý học người Ý đã nghĩ ra nguyên lý của phong vũ biểu, xây dựng cái mà ngày nay gọi là ống Torricelli và tìm ra cái mà chúng ta gọi là chân không Torricelli. Torricelli và Viviani đã chỉ ra rằng chân không có thể tồn tại trong tự nhiên và không khí có trọng lượng của nó. Các đơn vị ưa thích trong các tiêu chuẩn châu Âu là bar, đối với các quốc gia có hệ mét và psi đối với các quốc gia Anglo-Saxons. Các đơn vị áp suất khác đã được gọi là “torr” để vinh danh Torricelli, và, đơn vị Hệ thống Quốc tế, “Pa” để vinh danh Pascal. Pascal, người nghiên cứu và cải thiện lý thuyết áp suất khí quyển của Torricelli.
Từ phong vũ biểu do Boyle đặt ra năm 1667 hiện nay hầu như luôn gắn liền với tên của Torricelli, do đó, ông là một trong những nhà khoa học Ý nổi tiếng nhất trên thế giới.
Eugene Bourdon là một kỹ sư và thợ đồng hồ người Pháp. Vào năm 1849, ông đã phát minh ra máy đo áp suất Bourdon, một dụng cụ đo áp suất vẫn được sử dụng. Máy đo áp suất Bourdon vào thời điểm đó có thể đo áp suất hàng trăm atm, một điều không thể tưởng tượng được cho đến lúc đó, và sự ra đời của nó đã góp phần đáng kể vào việc đảm bảo an toàn cho các máy tạo hơi nước.
Trong quá trình chế tạo động cơ hơi nước, ông nhận thấy rằng cuộn ống xoắn ốc được sử dụng để ngưng tụ hơi nước đã bị bẹp trong quá trình chế tạo. Để khắc phục điều này, ống được cắm ở một đầu và tạo áp suất ở đầu kia. Kết quả là, cuộn dây bắt đầu giãn ra khi ống lấy lại tiết diện hình tròn của nó. Bị hấp dẫn bởi những gì mình nhìn thấy, Bourdon đã tiến hành các thí nghiệm và cuối cùng đã phát minh ra một máy đo áp suất dựa trên độ lệch đầu của một ống cong có tiết diện hình elip. Và từ đó, đồng hồ đo áp suất dạng ống bourdon ra đời.
Các ống Bourdon là các yếu tố đàn hồi được sử dụng phổ biến nhất trong các đồng hồ đo áp suất cơ học ngày nay, vẫn còn phổ biến do tính đơn giản tuyệt vời của chúng.
Sự đơn giản của đồng hồ đo Bourdon giúp chúng dễ vận hành và bảo trì trong điều kiện làm việc thích hợp. Chúng cũng hoạt động trên một dải áp suất rộng và mang lại độ chính xác cao (độ lệch toàn thang lên tới 0,1%). Vì chúng không yêu cầu nguồn điện bên ngoài nên chúng không dễ bị dao động điện áp và mất điện.
Đánh giá về tốc độ phát triển công nghệ trong thế giới ngày nay, bạn có thể nghĩ rằng một phát minh từ năm 1849 giờ đã trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, ống Bourdon vẫn phổ biến hơn bao giờ hết nhờ nhiều ưu điểm của nó.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Pressure gauge
1. Cấu tạo của đồng hồ áp kế
Đồng hồ áp kế có một số loại như đồng hồ áp suất ống bourdon (lò xo), đồng hồ áp suất điện tử, đồng hồ áp suất dạng màng,… Trong bài viết này, chúng tôi xin phân tích cấu tạo của đồng hồ áp suất dạng cơ (còn gọi là dạng ống bourdon), loại đồng hồ đo áp suất cơ bản nhất và có lịch sử lâu đời nhất.
Một đồng hồ áp lực dạng lò xo được cấu thành bởi nhiều bộ phận và chi tiết khác nhau, tuy nhiên có thể kể đến 07 bộ phận cơ bản sau đây:
- Bourdon tube: Còn gọi là ống bourdon, là bộ phận cảm biến chính (trái tim của đồng hồ áp suất), nơi nhận áp suất từ lưu chất cần đo và truyền giá trị lên mặt đồng hồ, thường được làm bằng vật liệu đồng.
- Socket: Còn gọi là chân ren kết, là bộ phận kết nối giữa đồng hồ áp suất với thiết bị/hệ thống.
- Movement: Còn gọi là bộ truyền động, có chức năng truyền chuyển động của ống bourdon thành chuyển động quay của kim đồng hồ.
- Dial: Còn gọi là mặt hiển thị, có chức năng hiển thị giá trị của áp suất đo được.
- Pointer: Còn gọi kim đồng hồ, dùng để hiển thị giá trị áp suất đo được.
- Case: Còn gọi là vỏ đồng hồ, có chức năng bảo vệ các bộ phận chính của đồng hồ áp suất.
- Window: Còn gọi là mặt kính bảo vệ bên ngoài, thường được làm từ nhựa hoặc kính cường lực.
2. Nguyên lý hoạt động của Pressure gauge
Khi môi chất đi vào trong ống chứa áp suất (còn gọi là ống bourdon), môi chất này sẽ tác động lên thành ống bourdon, làm cho lớp màng của ống chứa co dãn, tác động tới các bánh răng truyền động và làm cho kim đồng hồ di chuyển trên thang đo, hiển thị giá trị áp suất lên mặt hiển thị.
Các loại đồng hồ áp suất ống bourdon
Thực tế, có rất nhiều loại đồng hồ áp suất, nhưng trong bài viết này, chúng tôi xin phép được phân loại dựa theo những tiêu chí cơ bản và được sử dụng phổ biến nhất.
Dựa vào vị trí chân kết nối
Đồng hồ áp suất chân đứng
Vị trí chân kết nối của đồng hồ (process connection) nằm ở phía dưới của thân đồng hồ (tiếng anh gọi là lower mount/lower connection hay bottom connection), phù hợp trong những ứng dụng mà người dùng muốn quan sát ở vị trí ngang tầm, đối diện với tầm nhìn của người dùng.
Hình ảnh đồng hồ áp suất chân đứng
Đồng hồ áp suất chân sau chính tâm
Vị trí chân kết nối của đồng hồ nằm ở chính tâm phía sau của mặt đồng hồ (tiếng anh gọi là center back mount hay center back connection), phù hợp với những ứng dụng lắp bảng hoặc vị trí lắp đặt nằm ở dưới tầm nhìn, giúp người dùng dễ quan sát giá trị đo.
Hình ảnh đồng hồ áp suất chân sau chính tâm
Đồng hồ áp suất chân sau lệch tâm
Vị trí chân kết nối của đồng hồ nằm sau lưng của đồng hồ, nhưng lại lệch về phía thân dưới của đồng hồ (lower back mount hay lower back connection). Đây là loại kết nối ít khi được sử dụng, thường được sử dụng trong trường hợp vị trí lắp đặt của khách hàng có không gian hạn chế, không thể lắp được loại chân sau chính tâm.
Hình ảnh đồng hồ áp suất chân sau lệch tâm
Dựa vào vật liệu chân kết nối
Đồng hồ áp suất chân đồng
Là loại đồng hồ có phần chân kết nối bằng đồng (brass connection), thường được sử dụng trong những ứng dụng có điều kiện không quá khắc nghiệt, không có tính ăn mòn như khí nén, nước sạch,…
Hình ảnh đồng hồ áp suất chân đồng
Đồng hồ áp suất chân inox
Là loại đồng hồ áp suất có cấu tạo phần chân kết nối từ stainless steel (có thể là SS304 hoặc SS316 – tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng). Loại này thường có giá cao hơn đồng hồ áp suất chân đồng, và thường được sử dụng nhiềuhơn ở những môi trường khắc nghiệt hơn hoặc khách hàng có yêu cầu cao hơn để đảm bảo chân kết nối không bị ăn mòn, dẫn tới tuổi thọ của đồng hồ cao hơn.
Hình ảnh đồng hồ áp suất chân inox
Dựa vào môi trường làm việc
Đồng hồ đo áp suất có dầu
Đồng hồ áp suất có dầu là loại đồng hồ có chứa dầu glycerin (còn gọi là dầu giảm chấn), thường được sử dụng trong những ứng dụng mà áp suất có sự thay đổi liên tục trong khoảng thời gian ngắn, hoặc môi trường làm việc có sự rung động mạnh (ví dụ như hệ thống bơm, máy nén khí,…). Mục đích của dầu giảm chấn giúp hạn chế sự rung động của kim đồng hồ trong quá trình hoạt động, tránh tình trạng hỏng đồng hồ hoặc xảy ra sự sai lệch trong độ chính xác.
Hình ảnh đồng hồ áp suất có dầu glycerin
Đồng hồ áp suất không dầu
Ngược lại với đồng hồ áp suất có dầu, đây là loại đồng hồ áp suất không chứa dầu giảm chấn glycerin, thường được sử dụng trong các ứng dụng ít có sự rung động & sự thay đổi áp suất liên tục trong một khoảng thời gian ngắn. Thực tế, gần hết các hãng sản xuất đồng hồ áp suất trên thế giới thường sản xuất chung một model và tùy thuộc vào khách hàng sử dụng mà có điền dầu giảm chấn hay không? Một số hãng lớn như WIKA hay ASHCROFT thì sẽ tách ra làm hai model riêng biệt. Giá của loại có điền dầu giảm chấn thường mắc hơn loại không có dầu giảm chấn.
Hình ảnh đồng hồ áp suất không dầu
Một số lưu ý khi lựa chọn đồng hồ áp lực
Để lựa chọn được loại đồng hồ đo áp lực phù hợp với ứng dụng của mình, với giá cả và chất lượng tối ưu nhất, Makgil Việt Nam xin gửi tới bạn đọc một số chia sẻ về tiêu chí khi lựa chọn đồng hồ đo áp suất sau đây:
1. Thang đo
Người dùng cần phải biết ít nhất là dải áp suất làm việc của ứng dụng, từ đó xác định được dải đo của đồng hồ. Điều này là cần thiết, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người dùng.
Trường hợp lựa chọn dải đo áp suất thấp hơn áp suất làm việc, sẽ xảy ra tình trạng quá áp, có thể dẫn tới việc phá hủy đồng hồ, mất an toàn cho hệ thống & người vận hành.
Còn trường hợp lựa chọn dải đo áp suất quá cao so với áp suất làm việc, là điều không cần thiết, bởi sẽ gây bất tiện cho việc quan sát của người dùng do vạch chia lớn trong khi áp suất nhỏ, và gây lãng phí chi phí do dải đo cao thường có giá thành cao hơn.
Một điều quan trọng nữa là người dùng nên chọn dải đo của đồng hồ cao hơn 1,3 lần so với áp suất thực tế tối đa để đảm bảo an toàn. Người dùng cần lưu ý khi lựa chọn cho đúng.
2. Đơn vị đo áp suất
Mỗi khu vực và mỗi đối tượng khác nhau người ta sẽ có những đơn vị đo khác nhau, người dùng cũng cần lưu ý khi lựa chọn cho đúng với mục đích sử dụng, đảm bảo chính xác và an toàn cho hệ thống. Các đơn vị đo áp suất phổ biến bao gồm: bar, psi, mpa, kg/cm2,…
3. Đường kính mặt đồng hồ (Dial)
Để lựa chọn được đường kính mặt đồng hồ phù hợp, người dùng phải biết được vị trí lắp đặt của đồng hồ. Kích thước mặt lớn giúp người dùng dễ quan sát, nhưng lại có chi phí cao hơn & không lắp đặt được ở những vị trí có không gian hạn chế. Thông thường, đồng hồ áp suất có các loại đường kính phổ biến là Ø42mm, Ø50mm, Ø63mm, Ø80mm, Ø100mm, Ø150mm, Ø200mm, Ø250mm.
4. Kích thước chân kết nối (Connection size)
Chân kết nối là phần kết nối giữa đồng hồ với thiết bị/hệ thống của người dùng, vì vậy người dùng phải chọn loại chân kết nối cho phù hợp với thiết bị/hệ thống của mình. Người dùng phải lựa chọn kiểu chân ren (NPT, BSP,…) & kích thước ren cho phù hợp (thông thường theo tiêu chuẩn là ren ½” cho kích thước mặt ≥ Ø80mm, ren ¼” cho kích thước mặt Ø50mm & Ø63mm, ren 3/8” cho kích thước mặt Ø42mm.
5. Vật liệu chân kết nối (Connection material)
Tùy vào môi chất làm việc, người dùng lựa chọn vật liệu chân kết nối bằng đồng hoặc bằng thép không gỉ. Chân kết nối bằng đồng có giá thành thấp hơn & thường được sử dụng cho những ứng dụng trong hệ thống khí nén, hệ thống hơi, nước,…
6. Môi chất làm việc
Người dùng cần phải biết được môi chất làm việc của mình là gì để lựa chọn đồng hồ áp suất cho phù hợp. Ví dụ môi chất là nước thì sử dụng loại đồng hồ áp suất phổ thông, môi chất có tính ăn mòn cao thì lựa chọn đồng hồ áp suất có vật liệu phenol, môi chất có độ kết tinh, độ nhớt cao thì lựa chọn đồng hồ áp suất dạng màng,…
Điều này quyết định rất lớn tới hiệu quả hoạt động & chi phí giá thành, nên người dùng cần xác định rõ.
7. Các tùy chọn đi kèm (Options
Người dùng căn cứ vào điều kiện sử dụng để chọn thêm các tùy chọn cho phù hợp như dầu giảm chấn, ống giảm nhiệt syphon, ứng dụng nhiệt độ cao, tính năng bổ sung external zero adjustment,…
Top 5 thương hiệu đồng hồ áp suất nên chọn khi sử dụng
Hiện nay, trên thị thường có rất nhiều loại đồng hồ đo áp lực được rao bán, với đầy đủ chủng loại và đăc biệt đầy đủ mức giá. Điều đáng nói là mức giá giữa chúng chênh nhau đến khó có thể tin được. Vậy vì sao lại có sự chênh lệch này và có nên quyết định như nào khi mua?
Trong thời buổi chạy đua công nghiệp, có rất nhiều nhà máy sản xuất đồng hồ đo áp suất, nhiệt độ hình thành, đặc biệt là các thương hiệu từ Trung Quốc. Với mong muốn chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh chóng và mục tiêu chạy đua ngắn hạn với lợi nhuận đặt lên hàng đầu, các nhà máy này thường tiến hành sản xuất hàng loạt, đồng thời nhiều thương hiệu còn copy mẫu mã từ những thương hiệu uy tín và bán với mức giá rẻ đến khó tin.
Phần lớn trong số đó, không được tuân theo một quy trình sản xuất, kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn về chất lượng, đánh vào tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng. Và tất nhiên, chất lượng của những loại đồng hồ này cũng chỉ mang tính tạm thời, không hoàn toàn đảm bảo.
Vì là thiết bị liên quan mật thiết đến vấn đề an toàn cho người vận hành, cho hệ thống, thiết bị của người dùng, Makgil Việt Nam khuyến cáo nên lựa chọn đồng hồ áp suất của những thương hiệu có uy tín lâu đời, mặc dù giá cả có thể cao hơn nhưng giá trị an toàn mang lại cao gấp nhiều lần. Những thương hiệu này trải qua nhiều năm sản xuất, luôn đặt uy tín thương hiệu nên hàng đầu, và quy trình sản xuất, kiểm tra cũng vô cùng đáng tin cậy.
Tại thị trường Việt Nam hiện nay, có một số thương hiệu đồng hồ đo áp lực sau đây được cả thế giới tin dùng, người dùng có thể tham khảo khi lựa chọn:
1. Thương hiệu WIKA
Là thương hiệu lâu đời đến từ Germany, hiện nay đã trở thành thương hiệu toàn cầu với nhà máy đặt tại nhiều quốc gia. Có thể nói đây là sự lựa chọn số một về đồng hồ áp suất hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới.
Có thể một số hãng khác có chất lượng ngang bằng hoặc thậm chí cao hơn WIKA, nhưng với mức giá cũng cao hơn khá nhiều và không phải tự nhiên thương hiệu WIKA lại trở thành vị trí dẫn đầu trong ngành thiết bị đo này. Đây là một sự lựa chọn không có gì phải bàn cãi và chiếm thị phần hàng đồng trong lĩnh vực này.
2. Thương hiệu ASHCROFT
Là một thương hiệu đến từ USA với chất lượng và giá trị thương hiệu không thua kém gì WIKA, cũng là một thương hiệu đa quốc gia và có nhà máy đặt tại nhiều khu vực trên thế giới. ASHCROFT được khách hàng tin cậy và sử dụng nhiều, tuy nhiên tại Việt Nam, thị phần có phần thua kém WIKA bởi mức giá của thương hiệu này thường cao hơn đôi chút.
3. Thương hiệu ITEC
Là một thương hiệu khác đến từ châu Âu, với hai nhà máy đặt tại Italy và India, đây cũng là một sự lựa chọn không tồi cho người dùng. Được thành lập từ những năm 1989, với tiền thân người sáng lập có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong bộ máy điều hành của WIKA, các sản phẩm của ITEC có chất lượng ổn định tuyệt vời.
Các sản phẩm của thương hiệu này thường có thời gian bảo hành ít nhất 18 tháng, như một minh chứng cho sự khẳng định về chất lượng. Không chỉ dừng lại ở đó, mặc dù với xuất xứ châu Âu, mức giá của thương hiệu này tại Việt Nam lại vô cùng hợp lý, thậm chí ngang bằng hoặc rẻ hơn đôi chút so với một số thương hiệu đến từ Hàn Quốc.
Lý do cũng tương đối dễ hiểu, ngoài việc sản xuất và kinh doanh thương hiệu ITEC, nhà sản xuất cũng tập trung nhiều vào việc sản xuất OEM hàng loạt cho các thương hiệu khác như WIKA, ASHCROFT, DELTA-MOBREY, TRAFAG,…
4. Thương hiệu WISE
Đây là thương hiệu chắc hẳn không còn xa lạ gì với nhiều người dùng tại Việt Nam. Là một thương hiệu đến từ Hàn Quốc, cho tới thời điểm hiện tại có thể nói WISE chiếm thị phần đứng thứ 2 tại Việt Nam sau thương hiệu WIKA.
Lý do cũng vô cùng dễ hiểu, WISE xâm nhập vào thị trường Việt Nam từ những thời điểm rất sớm, khi chưa có nhiều sự cạnh tranh và các tổng thầu Hàn Quốc tại Việt Nam cũng luôn ưa chuộng các sản phẩm từ quốc gia này.
Về chất lượng, WISE có chất lượng tương đối ổn định, được rất nhiều người tin dùng, tuy nhiên giá cả thương hiệu này gần đây ngày càng tăng cao, ngang bằng hoặc thậm chí cao hơn cả thương hiệu WIKA đến từ Germany.
5. Thương hiệu NAGANO
Một thương hiệu khác đến từ châu Á nhưng lại thuộc G7, nổi tiếng từ lâu với chất lượng tuyệt vời trong hầu hết tất cả các lĩnh vực. Mặc dù thị phần tại thị trường Việt Nam không cao bằng các thương hiệu kể trên, nhưng đây là một sự lựa chọn tuyệt vời cho người dùng muốn lựa chọn sản phẩm có độ bền và độ ổn định cao.
Về mức giá bán, NAGANO có mức giá bán khá cao, tương đồng với chất lượng sản phẩm, và cũng là một phần lý do nó chưa chiếm lĩnh được thị trường so với các thương hiệu khác.
Ngoài 05 thương hiệu kể trên, thì còn rất nhiều các thương hiệu khác như STIKO/Holland, Nesstech/Japan, FANTINELLI/Italy,… với chất lượng cũng rất tốt, nhưng với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, trên quan điểm cá nhân, chúng tôi nhận thấy các thương hiệu trên mang lại sự tối ưu cho khách hàng với chất lượng & giá thành hợp lý nhất.
Mua đồng hồ áp suất chính hãng tại Makgil Việt Nam
Makgil Việt Nam là một trong những đơn vị giàu kinh kiệm trong lĩnh vực cung cấp, lắp đặt các thiết bị đo áp suất, nhiệt độ tại thị trường Việt Nam trong nhiều năm qua. Trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Makgil hiện là nhà phân phối của hãng ITEC và WIKA có xuất xứ EU về các thiết bị đo áp suất, nhiệt độ.
Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi cũng dễ dàng có thể tư vấn cho khách hàng lựa chọn được loại đồng hồ phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng, với chi phí tối ưu, hợp lý nhất.
Đặc biệt, với lượng hàng lưu khó rất lớn với đầy đủ dải đo, vật liệu, kích thước mặt, kích thước chân kết nối, giá thành của Makgil luôn cam kết tốt nhất thị trường, với thời gian bảo hành lên tới 18 tháng, đảm bảo để khách hàng có thể tin tưởng lựa chọn.
Quý khách hàng lưu ý rằng chúng tôi xin phép không cung cấp hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, thương hiệu của Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến uy tín của chúng tôi và sự an toàn cho hệ thống của người dùng.
Makgil Việt Nam hân hạnh được phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng theo thông tin chi tiết dưới đây:
CÔNG TY TNHH MAKGIL VIỆT NAM
Trụ sở chính: 18/21 Nguyễn Văn Dung, Phường 06, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh Hà Nội: Số 130 D4 Khu đô thị mới Đại Kim, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 02866-572-704
Fax: 02822-026-775
Website: https://makgil.com Email: info@makgil.com
Zalo: 0902 949 401 – 0902 988 005 – 0932 798 882