Đồng hồ đo lực nước suất nước là một thiết bị quan trọng được dùng để kiểm tra và kiểm soát áp lực của hệ thống đường ống, giúp cho người dùng dễ dàng quản lý trong công tác vận hành và giám sát.
Trong bài viết dưới đây, kính mời bạn đọc hãy cùng Makgil.com tìm hiểu những thông tin cần thiết của đồng hồ áp suất nước.
Đồng hồ đo áp suất nước là gì?
Đồng hồ đo áp suất nước là loại một loại đồng hồ đo áp suất được sử dụng để theo dõi, kiểm tra áp suất của hệ thống đường ống nước. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy chúng trong các hệ thống đường ống dẫn nước sạch, nước thải, bồn chứa, hệ thống đường ống phòng cháy chữa cháy,… từ các công trình dân dụng cho tới công nghiệp.
Loại đồng hồ này có nhiều tên gọi khác nhau như đồng hồ áp suất nước, đồng hồ đo áp lực nước, đồng hồ báo áp suất nước,… có tên tiếng anh là Water Pressure Gauge (hoặc Water Pressure Meter hay Water Pressure Indicator).
Chức năng của loại đồng hồ áp nước này là hiển thị giá trị áp suất của hệ thống (có thể là hiển thị cơ tại chỗ hoặc hiển thị thông qua tín hiệu điện), giúp người vận hành nắm bắt được tình trạng vận hành của hệ thống, ngoài ra phát hiện các sự cố về tụt áp, mất áp hoặc quá áp, từ đó đưa ra các phương án xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn của hệ thống.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ áp lực nước
Bản thân đồng hồ áp lực nước cũng là một loại đồng hồ đo áp suất, cho nên chúng có cấu tạo giống với các loại đồng hồ áp suất thông thường.
1. Cấu tạo của đồng hồ áp suất nước
Giống như đồng hồ áp suất thông thường, dồng hồ áp suất nước được cấu thành bởi nhiều chi tiết, tuy nhiên có thể kể đến 07 bộ phận chính sau đây:
- Bourdon tube: Còn gọi là ống bourdon, là bộ phận cảm biến chính (trái tim của đồng hồ áp suất), nơi nhận áp suất từ lưu chất cần đo và truyền giá trị lên mặt đồng hồ, thường được làm bằng vật liệu đồng.
- Socket: Còn gọi là chân ren kết, là bộ phận kết nối giữa đồng hồ áp suất với thiết bị/hệ thống.
- Movement: Còn gọi là bộ truyền động, có chức năng truyền chuyển động của ống bourdon thành chuyển động quay của kim đồng hồ.
- Dial: Còn gọi là mặt hiển thị, có chức năng hiển thị giá trị của áp suất đo được.
- Pointer: Còn gọi kim đồng hồ, dùng để hiển thị giá trị áp suất đo được.
- Case: Còn gọi là vỏ đồng hồ, có chức năng bảo vệ các bộ phận chính của đồng hồ áp suất.
- Window: Còn gọi là mặt kính bảo vệ bên ngoài, thường được làm từ nhựa hoặc kính cường lực.
2. Nguyên lý hoạt động của đồng hồ áp lực nước
Đồng hồ áp lực nước có nguyên lý hoạt động giống với các loại đồng hồ đo áp suất dạng cơ thông thường, cụ thể như sau:
Khi môi chất đi vào trong ống chứa áp suất (còn gọi là ống bourdon), môi chất này sẽ tác động lên thành ống bourdon, làm cho lớp màng của ống chứa co dãn, tác động tới các bánh răng truyền động và làm cho kim đồng hồ di chuyển trên thang đo, hiển thị giá trị áp suất lên mặt hiển thị.
Những lưu ý khi lắp đặt đồng hồ báo áp suất nước
Nhìn chung, quy trình lắp đặt đồng hồ báo áp suất nước không quá phức tạp, tuy nhiên người dùng cũng cần lưu ý một số điểm sau trong quá trình lắp đặt, để đảm bảo đồng hồ hoạt động ổn định, chính xác và đạt tuổi thọ cao nhất.
Trước khi lắp đặt, chạy thử và vận hành, người dùng hãy đảm bảo rằng đồng hồ đo áp suất nước đã được lựa chọn phù hợp về thiết kế, dải đo và độ ăn mòn đối với các điều kiện đo cụ thể.
- Dải đo: Dải đo của đồng hồ nên lớn hơn 1.5 lần cho tới xấp xỉ gấp đôi áp suất vận hành tối đa. Việc lựa chọn dải đo quá thấp có thể dẫn đến tình trạng giảm tuổi thọ của bộ phận đàn hồi (ống bourdon) hoặc quá áp gây hỏng đồng hồ, còn việc lựa chọn dải đo quá cao dẫn tới tình trạng khó quan sát do độ phân dải không đủ.
- Môi trường rung động: Đối với những vị trí lắp đặt xảy ra rung động nhiều (ví dụ khu vực gần máy bơm), cần lựa chọn dầu giảm chấn phù hợp để tăng tuổi thọ của đồng hồ. Tùy thuộc vào nhiệt độ nước làm việc mà lựa chọn một trong hai loại dầu giảm chấn: glyxerin (cho môi trường ≤65°C) hoặc silicon (cho môi trường > 65°C).
- Nhiệt độ môi trường: Để đảm bảo đồng hồ đo áp nước hoạt động chính xác và có tuổi thọ cao, tốt nhất nên sử dụng đồng hồ ở nhiệt độ môi trường từ -30°C đến 65°C (lưu ý là nhiệt độ môi trường, không phải nhiệt độ môi chất). Ở nhiệt độ quá thấp, các loại đồng hồ áp suất nước có độ nhạy của kim phản hồi chậm, còn ở nhiệt độ trên 65°C, độ chính xác sẽ bị ảnh hưởng khoảng 1,5%/35°C.
- Hơi nước: Đối với một số ứng dụng mà hệ thống nước có khả năng xuất hiện hơi nước, người dùng nên lắp thêm phụ kiện ống syphon giữa đồng hồ đo và hệ thống đường ống.
- Màng ngăn: Đối với một số môi trường có khả năng ăn mòn như nước thải, nên lựa chọn kèm màng đo để bảo vệ đồng hồ khỏi môi trường ăn mòn.
- Vị trí lắp đặt: Đồng hồ áp lực nước nên được lắp đặt ở những vị trí có thể giảm thiểu tác động của rung động, nhiệt độ môi trường khắc nghiệt và độ ẩm cao. Nên ưu tiên các vị trí khô ráo cách xa các nguồn nhiệt cao như nồi hơi,… Còn đối với những vị trí có rung động cơ học quá lớn, đồng hồ nên được đặt ở xa và được kết nối với hệ thống/thiết bị thông qua ống mềm.
- Tái sử dụng đồng hồ: Theo BSEN 837, khuyến cáo không nên di chuyển đồng hồ áp suất nước một cách tùy tiện từ ứng dụng này sang ứng dụng khác. Số chu kỳ áp suất tích lũy trên đồng hồ đo đang hoặc đã sử dụng thường không được biết, do đó, nhìn chung sẽ an toàn hơn khi lắp đặt đồng hồ áp suất mới cho những vị trí mới.
- Siết chân ren đồng hồ: Việc siết đồng hồ đo áp nước khá quan trọng, nên được thực hiện theo quy định kỹ thuật chung đối với đồng hồ đo áp suất (EN 837-2). Khi siết, không được tác động lực siết lên mặt đồng hồ, mà cần dùng cờ lê vặn trực tiếp lên phần mặt phẳng nằm giữa chân ren và mặt đồng hồ. Lực siết vừa đủ, không quá yếu dẫn tới rò rỉ hoặc quá mạnh dẫn tới hư hỏng chân ren.
- Làm kín: Đồng hồ đo áp nước thường có chân ren kết nối dạng thẳng hoặc dạng côn.Để đạt được độ kín cao nhất, hạn chế rò rỉ thì người dùng nên dùng vòng đệm phẳng đối những loại ren thẳng như BSP,… Còn đối với những loại ren côn (ví dụ như ren NPT,…), nên sử dụng cao su non để quấn xung quanh chân ren trước khi siết.
- Van cách ly: Nếu chi phí cho phép, người dùng nên trang bị thêm một van cô lập, hay còn gọi là van cách ly. Việc này giúp cho công tác thay thế, sửa chữa đồng hồ áp suất nước diễn ra thuận tiện mà không cần dừng toàn bộ hệ thống.
Một số lưu ý khi mua đồng hồ áp lực nước
Giống như các loại đồng hồ áp suất cơ khác, người dùng cần lưu ý một số điểm cơ bản sau đây để lựa chọn được đồng hồ áp suất nước phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình:
- Dải đo (Range): người dùng cần phải biết ít nhất là áp suất làm việc của ứng dụng, từ đó xác định được dải đo của đồng hồ. Điều này là cần thiết, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người dùng. Trường hợp lựa chọn dải đo áp suất thấp hơn áp suất làm việc, sẽ xảy ra tình trạng quá áp, có thể dẫn tới việc phá hủy đồng hồ, mất an toàn. Còn trường hợp lựa chọn dải đo áp suất quá cao so với áp suất làm việc, là điều không cần thiết, bởi sẽ gây bất tiện cho việc quan sát của người dùng do vạch chia lớn trong khi áp suất nhỏ, và gây lãng phí chi phí do dải đo cao thường có giá thành cao hơn.
- Đường kính mặt đồng hồ (Dial): Để lựa chọn được đường kính mặt đồng hồ phù hợp, người dùng phải biết được vị trí lắp đặt của đồng hồ. Kích thước mặt lớn giúp người dùng dễ quan sát, nhưng lại có chi phí cao hơn & không lắp đặt được ở những vị trí có không gian hạn chế. Thông thường, đồng hồ áp suất có các loại đường kính phổ biến là Ø42mm, Ø50mm, Ø63mm, Ø80mm, Ø100mm, Ø150mm, Ø200mm, Ø250mm.
- Kích thước chân kết nối (Connection size): Chân kết nối là phần kết nối giữa đồng hồ với thiết bị/hệ thống của người dùng, vì vậy người dùng phải chọn loại chân kết nối cho phù hợp với thiết bị/hệ thống của mình. Người dùng phải lựa chọn kiểu chân ren (NPT, BSP,…) & kích thước ren cho phù hợp (thông thường theo tiêu chuẩn là ren ½” cho kích thước mặt ≥ Ø80mm, ren ¼” cho kích thước mặt Ø50mm & Ø63mm, ren 3/8” cho kích thước mặt Ø42mm.
- Vật liệu chân kết nối (Connection material): Tùy vào môi chất làm việc, người dùng lựa chọn vật liệu chân kết nối bằng đồng hoặc bằng thép không gỉ. Chân kết nối bằng đồng có giá thành thấp hơn & thường được sử dụng cho những ứng dụng trong hệ thống khí nén, hệ thống hơi, nước,…
- Các tùy chọn đi kèm (Options): người dùng căn cứ vào điều kiện sử dụng để chọn thêm các tùy chọn cho phù hợp như dầu giảm chấn, ống giảm nhiệt syphon, ứng dụng nhiệt độ cao, tính năng bổ sung external zero adjustment,…
Mua đồng hồ đo áp suất nước tại Makgil
Makgil Việt Nam là một trong những đơn vị giàu kinh kiệm trong lĩnh vực cung cấp, lắp đặt các thiết bị đo áp suất, nhiệt độ, trong đó có đồng hồ đo áp suất nước. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Makgil hiện là nhà phân phối của hãng ITEC và WIKA có xuất xứ EU về các thiết bị đo áp suất, nhiệt độ.
Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi cũng dễ dàng có thể tư vấn cho khách hàng lựa chọn được loại đồng hồ đo áp suất chân không phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng, với chi phí tối ưu, hợp lý nhất.
Đặc biệt, với lượng hàng lưu kho rất lớn với đầy đủ dải đo, vật liệu, kích thước mặt, kích thước chân kết nối, giá thành của Makgil luôn cam kết tốt nhất thị trường, với thời gian bảo hành lên tới 18 tháng, đảm bảo để khách hàng có thể tin tưởng lựa chọn.
Quý khách hàng lưu ý rằng chúng tôi xin phép không cung cấp hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, thương hiệu của Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến uy tín của chúng tôi và sự an toàn cho hệ thống của người dùng.
Makgil Việt Nam hân hạnh được phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng theo thông tin chi tiết dưới đây:
CÔNG TY TNHH MAKGIL VIỆT NAM
Trụ sở chính: 18/21 Nguyễn Văn Dung, Phường 06, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh Hà Nội: Số 130 D4 Khu đô thị mới Đại Kim, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 02866-572-704
Fax: 02822-026-775
Website: https://makgil.com Email: info@makgil.com
Zalo: 0902 949 401 – 0902 988 005 – 0932 798 882