Đồng hồ áp suất âm (đồng hồ đo áp suất chân không) – là một dạng của đồng hồ áp suất dạng cơ, được sử dụng khá phổ biến trong hầu hết các ngành công nghiệp? Vậy thế nào là đồng hồ áp suất chân không? Kính mời bạn đọc cùng Makgil Việt Nam tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loại đồng hồ này.
Đồng hồ đo áp suất âm là gì?
Đồng hồ áp suất âm, hay còn gọi là đồng hồ đo áp suất âm chân không, áp kế chân không, áp kế âm, đồng hồ hút đẩy, đồng hồ áp suất âm dương,… có tên tiếng anh là Vacuumm Pressure Gauge – là loại đồng hồ được sử dụng để đo áp suất trong môi trường không có không khí. Cụ thể hơn, đây là loại đồng hồ được sử dụng để đo áp suất của hệ thống có áp suất thấp hơn áp suất khí quyển.
Khi đó, giá trị hiển thị thể hiện dưới dạng số âm (< 0) nên chính vì thế nó có tên gọi là đồng hồ đo áp suất âm. Loại đồng hồ này được sử dụng nhiều trong các hệ thống bơm, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống làm lạnh,…
Trên thực tế, nhiều người còn gọi nó là đồng hồ áp suất âm dương. Bởi giống như tên gọi, nó vừa đo được dải đo âm (áp suất chân không), và vừa đo được dải đo dương. Khi đó, trên mặt đồng hồ sẽ có hai giá trị: giá trị âm (-) và giá trị dương (+).
Áp suất đo thông thường và áp suất chân không đều được đo tương ứng với áp suất khí quyển. Sự khác biệt là áp suất đo cao hơn áp suất khí quyển, trong khi áp suất chân không thấp hơn áp suất khí quyển.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo áp suất âm
1. Cấu tạo của áp kế chân không
Áp kế chân không có cấu tạo giống như các loại áp kế khác, chỉ khác nhau về dải đo, nó gồm một số bộ phận cơ bản sau đây:
- Bourdon tube: Còn gọi là ống bourdon, là bộ phận cảm biến chính (trái tim của đồng hồ áp suất), nơi nhận áp suất từ lưu chất cần đo và truyền giá trị lên mặt đồng hồ, thường được làm bằng vật liệu đồng.
- Socket: Còn gọi là chân ren kết, là bộ phận kết nối giữa đồng hồ áp suất với thiết bị/hệ thống.
- Movement: Còn gọi là bộ truyền động, có chức năng truyền chuyển động của ống bourdon thành chuyển động quay của kim đồng hồ.
- Dial: Còn gọi là mặt hiển thị, có chức năng hiển thị giá trị của áp suất đo được.
- Pointer: Còn gọi kim đồng hồ, dùng để hiển thị giá trị áp suất đo được.
- Case: Còn gọi là vỏ đồng hồ, có chức năng bảo vệ các bộ phận chính của đồng hồ áp suất.
- Window: Còn gọi là mặt kính bảo vệ bên ngoài, thường được làm từ nhựa hoặc kính cường lực.
2. Nguyên lý hoạt động của áp kế âm
Vì đồng hồ đo áp chân không là một dạng của đồng hồ đo áp suất cơ, nên nó có nguyên lý hoạt động giống với các loại đồng hồ đo áp suất dạng cơ thông thường:
Khi môi chất đi vào trong ống chứa áp suất (còn gọi là ống bourdon), môi chất này sẽ tác động lên thành ống bourdon, làm cho lớp màng của ống chứa co dãn, tác động tới các bánh răng truyền động và làm cho kim đồng hồ di chuyển trên thang đo, hiển thị giá trị áp suất lên mặt hiển thị.
Các loại đồng hồ đo áp suất âm chân không
Mặc dù đồng hồ đo áp suất có nhiều dạng như dạng ống bourdon, dạng mặt bích, dạng màng,… nhưng đồng hồ đo áp suất âm chân không thường chỉ phổ biến ở dạng ống bourdon thông thường.
Lý do cũng tương đối dễ hiểu, trong các ứng dụng có môi trường chân không, đa phần các môi chất không có gì đặc biệt (không chứa nhiều tạp chất, không có độ dính, độ nhớt cao,…) nên hiếm khi chúng ta bắt gặp áp kế chân không dưới các dạng mặt bích, dạng màng,…
Ứng dụng của đồng hồ đo áp suất âm
Áp kế chân không được sử dụng khá rộng rãi, bởi trên thực tế, tất cả các ngành công nghiệp đều sử dụng chân không như ngành ô tô, thực phẩm, đồ uống, sản xuất, dược phẩm, hóa chất, hàng hải,… Đồng hồ áp suất chân không là thiết bị quan trọng để đảm bảo hiệu suất tối ưu và an toàn của hệ thống.
Lưu ý khi mua đồng hồ đo áp suất âm
Để tránh nhầm lẫn khi lựa chọn, người dùng cần lưu ý một số điểm sau đây khi lựa chọn áp kế chân không:
1. Thang đo
là thứ người dùng dễ nhầm lẫn nhất khi lựa chọn loại đồng hồ này. Bởi ngoài thang đo có chút đặc biệt là dùng để đo dải áp suất âm (nhỏ hơn áp suất khí quyển) hoặc vừa đo dải áp suất âm, vừa đo dải áp suất dương, thì các thông số khác đều giống với các loại đồng hồ cơ thông thường. Người dùng cần lưu ý khi lựa chọn cho đúng.
2. Đơn vị đo áp suất
Mỗi khu vực và mỗi đối tượng khác nhau người ta sẽ có những đơn vị đo khác nhau, người dùng cũng cần lưu ý khi lựa chọn cho đúng với mục đích sử dụng, đảm bảo chính xác và an toàn cho hệ thống. Các đơn vị đo áp suất chân không phổ biến bao gồm: mmHg, mBar, Kg/cm2, N/cm2, Pa,…
Ngoài hai tiêu chí trên, thì các tiêu chí khác giống với việc lựa chọn đồng hồ áp suất cơ thông thường, cụ thể:
- Dải đo (Range): người dùng cần phải biết ít nhất là áp suất làm việc của ứng dụng, từ đó xác định được dải đo của đồng hồ. Điều này là cần thiết, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người dùng. Trường hợp lựa chọn dải đo áp suất thấp hơn áp suất làm việc, sẽ xảy ra tình trạng quá áp, có thể dẫn tới việc phá hủy đồng hồ, mất an toàn. Còn trường hợp lựa chọn dải đo áp suất quá cao so với áp suất làm việc, là điều không cần thiết, bởi sẽ gây bất tiện cho việc quan sát của người dùng do vạch chia lớn trong khi áp suất nhỏ, và gây lãng phí chi phí do dải đo cao thường có giá thành cao hơn.
- Đường kính mặt đồng hồ (Dial): Để lựa chọn được đường kính mặt đồng hồ phù hợp, người dùng phải biết được vị trí lắp đặt của đồng hồ. Kích thước mặt lớn giúp người dùng dễ quan sát, nhưng lại có chi phí cao hơn & không lắp đặt được ở những vị trí có không gian hạn chế. Thông thường, đồng hồ áp suất có các loại đường kính phổ biến là Ø42mm, Ø50mm, Ø63mm, Ø80mm, Ø100mm, Ø150mm, Ø200mm, Ø250mm.
- Kích thước chân kết nối (Connection size): Chân kết nối là phần kết nối giữa đồng hồ với thiết bị/hệ thống của người dùng, vì vậy người dùng phải chọn loại chân kết nối cho phù hợp với thiết bị/hệ thống của mình. Người dùng phải lựa chọn kiểu chân ren (NPT, BSP,…) & kích thước ren cho phù hợp (thông thường theo tiêu chuẩn là ren ½” cho kích thước mặt ≥ Ø80mm, ren ¼” cho kích thước mặt Ø50mm & Ø63mm, ren 3/8” cho kích thước mặt Ø42mm.
- Vật liệu chân kết nối (Connection material): Tùy vào môi chất làm việc, người dùng lựa chọn vật liệu chân kết nối bằng đồng hoặc bằng thép không gỉ. Chân kết nối bằng đồng có giá thành thấp hơn & thường được sử dụng cho những ứng dụng trong hệ thống khí nén, hệ thống hơi, nước,…
- Các tùy chọn đi kèm (Options): người dùng căn cứ vào điều kiện sử dụng để chọn thêm các tùy chọn cho phù hợp như dầu giảm chấn, ống giảm nhiệt syphon, ứng dụng nhiệt độ cao, tính năng bổ sung external zero adjustment,…
Makgil chuyên cung cấp đồng hồ đo áp suất âm chính hãng
Makgil Việt Nam là một trong những đơn vị giàu kinh kiệm trong lĩnh vực cung cấp, lắp đặt các thiết bị đo áp suất, nhiệt độ, trong đó có đồng hồ áp suất âm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Makgil hiện là nhà phân phối của hãng ITEC và WIKA có xuất xứ EU về các thiết bị đo áp suất, nhiệt độ.
Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi cũng dễ dàng có thể tư vấn cho khách hàng lựa chọn được loại đồng hồ đo áp suất chân không phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng, với chi phí tối ưu, hợp lý nhất.
Đặc biệt, với lượng hàng lưu khó rất lớn với đầy đủ dải đo, vật liệu, kích thước mặt, kích thước chân kết nối, giá thành của Makgil luôn cam kết tốt nhất thị trường, với thời gian bảo hành lên tới 18 tháng, đảm bảo để khách hàng có thể tin tưởng lựa chọn.
Quý khách hàng lưu ý rằng chúng tôi xin phép không cung cấp hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, thương hiệu của Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến uy tín của chúng tôi và sự an toàn cho hệ thống của người dùng.
Makgil Việt Nam hân hạnh được phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng theo thông tin chi tiết dưới đây:
CÔNG TY TNHH MAKGIL VIỆT NAM
- Trụ sở chính: 18/21 Nguyễn Văn Dung, Phường 06, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Hà Nội: Số 130 D4 Khu đô thị mới Đại Kim, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
- Điện thoại: 02866-572-704
- Fax: 02822-026-775
- Website: https://makgil.com Email: info@makgil.com
- Zalo: 0902 949 401 – 0902 988 005 – 0932 798 882