Can nhiệt K hay còn gọi là cảm biến nhiệt độ loại K, là loại can nhiệt được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các loại can nhiệt, có tên tiếng anh là thermocouple type K, được sử dụng để đo nhiệt độ hoạt động trong khoảng nhiệt độ lên tới 1200 độ C trong các ứng dụng công nghiệp như lò đốt, lò sấy, lò hơi,…
Trong bài viết hôm nay, kính mời bạn đọc cùng Makgil tìm hiểu những thông tin cần thiết về loại cảm biến nhiệt độ K này, hy vọng phần nào giúp ích cho Quý khách hàng trong quá trình lựa chọn can nhiệt.
Can nhiệt K là gì?
Can nhiệt K, hay còn được gọi bằng nhiều tên khác như can nhiệt loại K, can nhiệt type K, can đo nhiệt độ K, cảm biến nhiệt độ K, cảm biến nhiệt độ lại K,… có tên tiếng anh là Thermocouple type K, là một loại cảm biến nhiệt độ được cấu tạo bởi hai dây kim loại khác nhau và được hàn dính một đầu, hoạt động theo sự thay đổi suất điện động theo nhiệt độ. Loại cảm biến nhiệt độ này được sử dụng để đo nhiệt độ trong các ứng dụng công nghiệp hoạt động trong dải nhiệt độ từ –200° đến +1260°C.
Can nhiệt loại K là loại can nhiệt được sử dụng nhiều nhất trong các loại can nhiệt công nghiệp. Thông thường khi lựa chọn can nhiệt, nếu người dùng không có yêu cầu gì đặc biệt nào khác thì nên sử dụng can nhiệt loại K, bởi nó đáp ứng hầu hết các yêu cầu cơ bản trong đo lường công nghiệp, mang lại độ chính xác và độ tin cậy ở nhiệt độ cao.
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ loại K
1. Cấu tạo của can nhiệt K
Giống như các loại can nhiệt khác, can nhiệt type K cũng được cấu thành từ hai dây kim loại khác nhau. Ở can nhiệt type K hai dây kim loại là dây dương (Chromel) bao gồm 90% là niken và 10% là chromium, còn dây âm (Alumel) bao gồm 95% là niken, 2% là aluminum, 2% là manganese và 1% là silicon. Hai dây kim loại này được hàn dính 1 đầu gọi là đầu nóng (hay đầu đo), đầu còn lại gọi là đầu lạnh (hay là đầu chuẩn).
Về cơ bản, can nhiệt K có cấu tạo giống các loại can nhiệt khác, chỉ khác nhau ở vật liệu dây kim loại. Chúng đều gồm những bộ phận cơ bản sau đây:
- Đầu kết nối (Connetion head): Tùy thuộc vào loại can nhiệt type K mà có phần đầu kết nối này hoặc không – đối với can nhiệt K dạng dây sẽ không có phần đầu kết nối này. Phần này còn được gọi là đầu bảo vệ hay đầu củ hành, thường được làm từ vật liệu nhôm aluminium, gang dẻo cast iron hay thép không gỉ stainless steel, là bộ phận cơ học bảo vệ cầu đấu nối, dây tín hiệu bên trong. Dây tín hiệu này thường kết nối với PLC điều khiển hoặc màn hình hiển thị, thiết bị cảnh báo, báo động.
Thông thường, can nhiệt type K sẽ có thêm tùy chọn tín hiệu ngõ ra 4-20mA, loại này sẽ được tích hợp bộ chuyển đổi nhiệt độ nằm bên trong đầu bảo vệ này.
- Ống dẫn dây tín hiệu: Là một kết cấu kim loại nối phần đầu kết nối với phần que đo, bên trong là hai ống mao dẫn bảo vệ dây tín hiệu truyền lên từ đầu cảm biến. Đây là vị trí chịu nhiệt khá cao nên thường được làm từ thép không gỉ SUS316, Inconel hoặc aluminium có khả năng chịu nhiệt độ cao & giúp tản nhiệt tại khu vực đo.
- Kết nối cơ khí (Process connection): Là phần kết nối giúp cố định can nhiệt K vào hệ thống, thiết bị cần đo. Thường tồn tại một vài dạng kết nối cơ bản là kết nối ren, kết nối mặt bích, kết nối hàn, kết nối dạng phích cắm, kết nối dạng clamp,…
- Ống bảo vệ (Inner tube): Phần đầu dò của cảm biến được bao bọc bởi nhiều lớp bảo vệ khác nhau, trong đó lớp bảo vệ ngoài cùng (có thể bằng sứ hoặc loại vật liệu khác) có độ dày phù hợp với nhiệt độ cần đo, đồng thời phải có độ cứng cao, chịu được va đập và khả năng truyền nhiệt vào bên trong.
- Ống bảo vệ đầu dò (Insullation rod): Nằm giữa lớp bảo vệ bên ngoài và đầu dò nhiệt độ là một lớp bảo vệ hỗn hợp khác, giúp cố định và và bảo vệ đầu dò nhiệt trong cùng một lần nữa, tránh sự tác động từ bên ngoài. Giữa hai lớp bảo vệ này phải có khoảng cách nhất định, đảm bảo khả năng truyền nhiệt mà không bị ảnh hưởng bởi sự giãn nở trong môi trường nhiệt độ cao của cảm biến.
- Đầu dò nhiệt độ (measuring sensor): Là bộ phận nằm ở trong cùng của que đo, chứa hai dây kim loại (dây âm & dây dương) được coi là trái tim của can nhiệt, cảm nhận trực tiếp giá trị nhiệt độ, thông qua dây dẫn tín hiệu để thông báo giá trị nhiệt độ đo được.
Xem thêm: Can nhiệt S là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng
2. Nguyên lý hoạt động của can nhiệt K
Các can nhiệt thermocouple đều có nguyên lý hoạt động giống nhau, chỉ khác nhau về vật liệu cấu thành hai dây kim loại. Can nhiệt được cấu thành từ 2 dây kim loại khác nhau được hàn dính 1 đầu gọi là đầu nóng (hay đầu đo), đầu còn lại gọi là đầu lạnh (hay là đầu chuẩn). Khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu nóng và đầu lạnh thì sẽ phát sinh 1 sức điện động V tại đầu lạnh. Một vấn đề đặt ra là phải ổn định và đo được nhiệt độ ở đầu lạnh, điều này tùy thuộc rất lớn vào chất liệu.
Định nghĩa một cách khác, can nhiệt là một thiết bị cảm biến nhiệt điện mạch kín bao gồm hai dây kim loại khác nhau được nối lại ở hai đầu. Một dòng điện được tạo ra khi nhiệt độ ở một đầu khác với nhiệt độ ở đầu còn lại. Hiện tượng này được biết đến như là hiệu ứng Seebeck, đây là cơ sở để đo nhiệt độ của can nhiệt.
Can nhiệt hoạt động dựa trên nguyên lý “hiệu ứng nhiệt điện”. Hiệu ứng này xảy ra khi hai kim loại khác nhau được nối lại với nhau một đầu sẽ sinh ra một dòng điện rất nhỏ được tính bằng milivon (mV). Khi nhiệt độ tại điểm nối này thay đổi sẽ làm cho dòng điện bên trong thay đổi => dựa vào tín hiệu điện này sẽ đọc được giá trị nhiệt độ.
Phân loại cảm biến đo nhiệt độ loại K
Tùy thuộc vào tiêu chí phân loại, cảm biến nhiệt độ type K được chia ra làm vài loại khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi xin phân loại can nhiệt K theo hai tiêu chí cơ bản dưới đây:
1. Dựa vào kiểu kết nối
Can nhiệt K với kết nối ren
Có tên tiếng anh là Thread Thermocouple type K, đây là dạng kết nối phổ biến, được sử dụng nhiều nhất. Đối với những yêu cầu thông thường, người ta thường lựa chọn kết nối dạng ren, vừa thuận tiện trong quá trình sử dụng, vừa tối ưu hóa chi phí giá thành. Có nhiều tiêu chuẩn kết nối ren thường được sử dụng như ren NPT, ren BSP,…
Can nhiệt K với kết nối mặt bích
Có tên tiếng anh là Flanged Thermocouple type K, là dạng kết nối được sử dụng nhiều thứ hai sau kết nối ren, với các tiêu chuẩn mặt bích thông dụng như ANSI, JIS, DIN,… Thông thường, kết nối mặt bích được sử dụng cho những vị trí nhiều rung động, hoặc trong môi trường áp suất, nhiệt độ cao hoặc kích thước dầu dò lớn.
Can nhiệt loại K với kết nối hàn
Có tên tiếng anh là Weld-pad Thermocouple type K, thường được sử dụng đối với một số ứng dụng đo nhiệt độ bề mặt (bề mặt bình, bồn, kết cấu thép,…). Phần dưới của đầu dò thường được hàn lên bề mặt của kết cấu cần đo.
Can nhiệt type K với kết nối dạng phích cắm
Có tên tiếng anh là Plug Thermocouple type K, là một dạng can nhiệt thường được sử dụng ở những vị trí thường xuyên phải di chuyển, tháo rời.
Can nhiệt K với kết nối dạng Clamp
Có tên tiếng anh là Clamp Thermocouple type K, thường được sử dụng cho những ứng dụng như đo bề mặt ống, dễ dàng tháo lắp khi kết nối hàn cố định không khả dụng.
Ngoài những dạng kết nối trên, còn một vài dạng kết nối khác, tuy nhiên không thường được sử dụng. Chúng tôi xin phép không đề cập tới trong bài viết này.
2. Dựa vào cấu trúc can K
Can đo nhiệt độ K đầu củ hành
Là loại cảm biến nhiệt độ type K được thiết kế bao gồm một đầu bảo vệ (vì phần đầu bảo vệ này có hình dạng củ hành nên nhiều người dùng Việt Nam gọi với tên là can nhiệt củ hành loại K), có chức năng bảo vệ các terminal hoặc transmitter chuyển đổi (từ tín hiệu mV sang mA) nằm bên trong. Loại can nhiệt có đầu bảo vệ này thường được thiết kế cho những ứng dụng đo nhiệt độ cao.
Can đo nhiệt độ K dạng sợi:
Khác với can nhiệt củ hành, loại can nhiệt K dạng sợi không bao gồm phần đầu bảo vệ phía trên, thích hợp để đo các ứng dụng có nhiệt độ thấp (thường ≤ 400°C tùy theo thiết kế từng nhà sản xuất) trong các vị trí, khu vực nhỏ hẹp như khuôn đúc, lò có kích thước nhỏ, phòng thí nghiệm,… Loại can nhiệt này có chiều dài dây dẫn tùy theo yêu cầu cụ thể của khách hàng.
So sánh sự khác nhau giữa Pt100 và cảm biến nhiệt độ can K
Như đã đề cập ở trên, cảm biến nhiệt độ can K dạng dây có dải đo thường ≤ 400°C, tương đương với dải đo của cảm biến nhiệt độ Pt100 2 dây. Rất nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa hai loại nhiệt độ này khi lựa chọn. Vậy đâu là sự khác nhau giữa chúng?
Điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại cảm biến nhiệt độ này nằm ở nguyên lý hoạt động của chúng. Như chúng ta đã biết, cảm biến Pt100 hay còn được gọi là nhiệt điện trở, trong đó nhiệt độ tỷ lệ thuận với điện trở – nghĩa là khi nhiệt độ thay đổi thì điện trở thay đổi.
Ở can nhiệt type K thì khác hoàn toàn. Nếu như cảm biến Pt100 thay đổi điện trở theo nhiệt độ thì can nhiệt sẽ thay đổi điện áp khi nhiệt độ thay đổi – chúng khác nhau về cấc chỉ số vật lý mà chúng phụ thuộc.
Can nhiệt loại K chỉ có một loại hai dây với tín hiệu ngõ ra dạng điện áp (mV). Can nhiệt K dạng dây có nhiệt độ làm việc khá thấp so với dòng cảm biến nhiệt độ Pt100 nhưng lại có sai số rất lớn so với dòng Pt100.
Còn đối với cảm biến nhiệt độ Pt100, thông thường không ai sử dụng loại 2 dây bởi nó mang lại độ chính xác rất kém và có độ bền thấp. Tín hiệu ngõ ra của dòng cảm biến này dưới dạng điện trở (ꭥ), loại cảm biến Pt100 thường được sử dụng là loại 3 dây hoặc 4 dây.
Bảng quy đổi can đo nhiệt độ K
Như chúng ta đã biết, cảm biến nhiệt độ can K hoạt động theo nguyên lý sự thay đổi điện trở. Dưới đây là bảng quy đổi nhiệt độ tương ứng với điện trở để Quý khách hàng tham khảo:
Ưu và nhược điểm của cảm biến nhiệt độ K
Ở phía trên, chúng tôi đã đề cập đến định nghĩa, hướng dẫn phân loại cũng như sự khác nhau giữa cảm biến nhiệt độ Pt100 2 dây và can nhiệt type K. Vậy can nhiệt K có ưu & nhược điểm gì? Mời bạn đọc cùng xem chi tiết dưới đây.
Ưu điểm
- Can nhiệt K được sử dụng vô cùng rộng rãi và phổ biến, cho nên thuận tiện trong quá trình tìm kiếm, sửa chữa hoặc thay thế.
- Giá thành can nhiệt K thường thấp hơn cảm biến nhiệt độ Pt100.
- Kích thước của can nhiệt K nhỏ gọn, chắc chắn, tiện lợi và linh hoạt.
- Dải đo của thermocouple type K rộng (–200° đến +1260°C), phù hợp với hầu hết các ứng dụng công nghiệp thông thường.
- Mặc dù không bằng RTD, nhưng khả năng ổn định của can K có thể chấp nhận, có thể tái sản xuất, chính xác và nhanh.
- Điện áp do can K tạo ra độc lập với chiều dài và đường kính dây.
- Tuổi thọ của can K thường cao hơn cảm biến nhiệt độ RTD.
Nhược điểm
- Tín hiệu ra của can nhiệt loại K nhỏ. Điều này làm cho nó nhạy với nhiễu điện và bị giới hạn đối với những ứng dụng dải đo tương đối rộng.
- Can K không tuyến tính, và việc chuyển đổi điện áp ngõ thành giá trị nhiệt độ không đơn giản như những thiết bị đo trực tiếp, luôn luôn cần đến bộ khuếch đại, và việc hiệu chuẩn chúng có thể thay đổi bởi vì sự nhiễm bẩn, sự thay đổi thành phần do quá trình ôxi hóa bên trong.
- Cảm biến nhiệt độ can K không thể sử dụng ở trạng thái dây trần trong chất lỏng dẫn điện, và nếu dây của nó không đồng nhất, điều này có thể tạo ra những điện áp mà rất khó phát hiện.
- Sai số lớn hơn các dòng cảm biến nhiệt độ RTD và độ nhạy cũng không cao bằng chúng.
- Thermocouple loại K có thành phần niken là từ tính, và như các kim loại từ tính khác, sẽ có độ lệch trong đầu ra khi vật liệu đạt tới điểm Curie, xảy ra ở nhiệt độ 350 °C (662 °F) đối với cặp nhiệt điện loại K. Điểm Curie là nơi vật liệu từ trải qua một sự thay đổi đáng kể trong tính chất từ của nó và gây ra sự sai lệch lớn ảnh hưởng đến tín hiệu đầu ra.
- Can nhiệt K hoạt động ở nồng độ oxy thấp gây ra sự oxy hóa ưu tiên của crom trong dây dương gây ra tình trạng gọi là “green rot”, nó tạo ra các sai lệch lớn nhất trong khoảng 816 đến 1038 °C (1500 đến 1900 °F). Việc thông gió hoặc bít kín ống bảo vệ có thể ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ tình trạng này.
Có thể bạn quan tâm: Dây bù can nhiệt PT100 loại K hãng Thermo-electra
Cách kiểm tra can nhiệt K
Trong suốt quá trình sử dụng can nhiệt type K, có thể đôi lúc xảy ra một vài vấn đề với can nhiệt type K và người dùng cần xác định được cảm biến của mình có bị lỗi hay không để đưa ra phương án sửa chữa, hiệu chuẩn hoặc thay thế. Có ba cách tương đối đơn giản sau đây, chúng ta có thể tham khảo để áp dụng:
Sử dụng bộ hiển thị
Đây là cách cơ bản được sử dụng nhiều nhất và cũng tương đối đơn giản. Khi cực âm và cực dương của thermocouple type K được kết nối với bộ hiển thị.
Khi ở nhiệt độ môi trường, nếu can K còn hoạt động bình thường, bộ hiển thị sẽ hiển thị giá trị nhiệt độ hoặc giá trị mV tương ứng với nhiệt độ môi trường.
Khi cho phần đầu dò của can nhiệt tiếp xúc với một nguồn nhiệt, đồng thời quan sát xem giá trị đo trên bộ hiển thị có thay đổi hay không? Trong trường hợp bộ hiển thị nhảy loạn hoặc giá trị hiển thị không thay đổi, đồng nghĩa với can nhiệt đã gặp vấn đề, cần đưa ra phương án sữa chữa hoặc thay mới.
Kiểm tra bằng đồng hồ VOM
Một cách khác để kiểm tra tình trạng của cảm biến nhiệt độ can K là sử dụng đồng hồ VOM có chức năng đo được giá trị điện áp mV. Sau đó có thể thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Điều chỉnh thang đo của đồng hồ VOM về chức năng đo mV.
- Bước 2: Đấu cực dương của đồng hồ VOM vào dây đỏ và cực âm vào dây trắng hoặc xanh của can nhiệt K.
- Bước 3: Đưa nguồn nhiệt tiếp xúc với phần đầu dò của can nhiệt loại K.
- Bước 4: Quan sát giá trị mV hiển thị trên đồng hồ VOM. Nếu tín hiệu mV tăng dần thì cảm biến còn hoạt động tốt, ngược lại nếu giá trị mV trên đồng hồ nhạy loạn xạ hoặc không thay đổi – đồng nghĩa với cảm biến can K đã gặp vấn đề. Người dùng cần đưa ra phương án sửa chữa hoặc thay mới.
Sử dụng thiết bị đo chuyên dụng
Cách kiểm tra này thường tốn kém bởi nó đòi hỏi bạn phải có một thiết bị kiểm tra chuyên dụng để đo tín hiệu ngõ ra của cảm biến nhiệt độ can K và quy đổi thành giá trị nhiệt độ.
Chi phí cho một thiết bị kiểm tra này thường khá cao, nên nó thường được trang bị cho những công ty sản xuất hoặc đơn vị kiểm định, hiệu chuẩn.
Cách chọn mua can nhiệt K phù hợp
Để mua được cảm biến nhiệt độ loại K phù hợp với mục đích sử dụng, người dùng cần xác định được một số tiêu chí cơ bản sau đây:
- Dải đo: Mặc dù dải đo của can nhiệt K khá rộng, tuy nhiên người dùng vẫn cần phải xác định được chính xác dải nhiệt độ cần đo, giúp đảm bảo điều kiện làm việc của thiết bị và tối ưu hóa chi phí.
- Vật liệu đầu bảo vệ: Thông thường, phần đầu kết nối thường có các tùy chọn vật liệu như nhôm aluminium, gang dẻo cast iron hoặc thép không gỉ stainless steel,… và nó ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm cho nên người dùng cần phải cân nhắc khi lựa chọn.
- Đường kính que đo: Đây là phần sẽ tiếp xúc trực tiếp với môi chất cần đo hoặc thiết bị bảo vệ như ống thermowell nên người dùng cần kiểm tra và lựa chọn kích thước đường kính que đo cho phù hợp, tránh trường hợp khó khăn khi lắp đặt.
- Kết nối cơ khí: Người dùng cần kiểm tra kết nối của hệ thống, thiết bị hiện hữu để lựa chọn kết nối của can nhiệt K cho phù hợp, đảm bảo cho quá trình lắp đặt. Việc lựa chọn sai phần kết nối cơ khí sẽ dẫn tới rất nhiều vấn đề khi lắp đặt, phải thay mới hoặc chỉnh sửa kết nối của thiết bị hoặc hệ thống.
- Cấp chính xác: Can nhiệt thường có cấp độ chính xác khác nhau và chúng quyết định tới sai số của sản phẩm, giá bán của can nhiệt nên người dùng cần nắm rõ để lựa chọn.
- Môi chất làm việc: Để xác định xem có cần sử dụng ống bảo vệ thermowell đi kèm hay không? Đối với những môi trường có áp suất cao hoặc môi chất ăn mòn, oxy hóa thì thường cần sử dụng ống thermowell bảo vệ đầu dò.
- Chiều dài que đo: Người dùng cần lựa chọn chiều dài của cảm biến phù hợp để tránh trường hợp chiều dài quá dài dẫn tới việc khó khăn trong lắp đặt hoặc quá ngắn dẫn tới việc can nhiệt đo không chính xác.
- Tín hiệu ngõ ra: Thông thường, cảm biến can nhiệt type K có hai dạng tín hiệu ngõ ra là millivoltage hoặc analog 4-20mA. Tùy vào mục đích sử dụng mà người dùng cân nhắc lựa chọn cho phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Những thông tin cần biết về mã màu của can nhiệt
Hiện nay trên thế giới có một vài tiêu chuẩn quy định về màu sắc của dây được sử dụng trong can nhiệt khiến nhiều người dùng rất dễ nhầm lần như tiêu chuẩn quốc tế IEC 60584-3, tiêu chuẩn Mỹ ANSI/MC96.1, tiêu chuẩn Anh BS1843, tiêu chuẩn Đức DIN 17711, tiêu chuẩn Pháp NFC 42324, tiêu chuẩn Nhật JIS C 1610-1981.
Để lựa chọn được chính xác, cũng như phân biệt được khi sử dụng, chúng ta có thể tham khảo bảng Color Code như dưới đây:
Mua cảm biến can nhiệt K ở đâu?
Hiện nay tại thị trường Việt Nam, có rất nhiều nhà cung cấp, nhà phân phối, đại lý bán hàng cung cấp can nhiệt công nghiệp loại K với đầy đủ chủng loại, xuất xứ, giá thành khác nhau. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên khách hàng cũng cần sáng suốt cân nhắc khi lựa chọn làm việc, tìm kiếm những đơn vị uy tín, có năng lực và mang lại những sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý nhất.
Makgil Việt Nam là một trong những đơn vị giàu kinh kiệm trong lĩnh vực cung cấp, lắp đặt các thiết bị đo áp suất, nhiệt độ, trong đó có can nhiệt loại K. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Makgil hiện là nhà phân phối ủy quyền của hãng Thermo-electra có xuất xứ Netherland – thương hiệu từ những năm 1962 với đầy đủ chủng loại, chất lượng và công nghệ vượt trội.
Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi cũng dễ dàng có thể tư vấn cho khách hàng lựa chọn được loại cảm biến nhiệt độ phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng, với chi phí tối ưu, hợp lý nhất.
Đặc biệt, với lượng hàng lưu khó rất lớn với đầy đủ chủng loại, dải đo, vật liệu, kích thước, giá thành của Makgil Việt Nam luôn cam kết tốt nhất thị trường, với thời gian bảo hành lên tới 18 tháng, đảm bảo để khách hàng có thể tin tưởng lựa chọn.
Quý khách hàng lưu ý rằng chúng tôi xin phép không cung cấp hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, thương hiệu của Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến uy tín của chúng tôi và sự an toàn cho hệ thống của người dùng.
Makgil Việt Nam hân hạnh được phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng theo thông tin chi tiết dưới đây:
CÔNG TY TNHH MAKGIL VIỆT NAM
Trụ sở chính: 18/21 Nguyễn Văn Dung, Phường 06, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh Hà Nội: Số 130 D4 Khu đô thị mới Đại Kim, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 02866-572-704
Fax: 02822-026-775
Website: https://makgil.com Email: info@makgil.com
Zalo: 0902 949 401 – 0902 988 005 – 0932 798 882