Van bướm là gì

Van bướm là gì?

Van bướm, có tên tiếng anh là Butterfly valve, được gọi tắt là van bướm hoặc van cánh bướm, là loại van công nghiệp dùng để điều tiết (đóng/mở) dòng chảy trong đường ống với nhiều loại kích thước khác nhau. Do đặc điểm cấu tạo thoạt nhìn giống con bướm nên gọi tắt là van bướm (butterfly valve).

Van đóng/mở lưu chất nhờ bộ phận đĩa có thể xoay quanh trục với các góc khác nhau. Thông thường valve bướm được điều khiển bởi tay gạt, tay quay hoặc các bộ tác động điện hoặc khí nén. Cùng với van cổng, van dao, van bi thì van bướm là một trong những loại van đóng nhanh/ mở nhanh.

Van bướm có cấu tạo đơn giản, nhỏ gọn, và đặc biệt là chi phí để mua loại van này thấp hơn so với các loại van công nghiệp có cùng chức năng khác.

van_buom

Hình ảnh van bướm (Butterfly valve)

Cấu tạo & nguyên lý hoạt động của van bướm

Cấu tạo của van bướm

cau_tao_van_buom

 

Hình ảnh cấu tạo của van bướm

 

Van bướm có cấu tạo khá đơn giản so với các loại van khác, bao gồm những bộ phận cơ bản sau đây:

  • Thân van (body): Thân van thường là một khối kim loại (hoặc nhựa) tròn, được đúc liền khối, được thiết kế các lỗ để bắt bu lông, cố định với mặt bích. Vị trí của các lỗ bu lông được quyết định bởi tiêu chuẩn của mặt bích (một số tiêu chuẩn thông dụng như BS, ANSI, JIS,…).
  • Trục van (Stem): Là bộ phận liên kết trực tiếp giữa tay van & đĩa van, quyết định trực tiếp tới hành trình đóng đóng/mở của van. Trục van sẽ truyền momen xoắn từ tay vặn tới đĩa van, giúp đĩa van xoay theo chiều tay vặn để đóng/mở. Trục van thường được chế tạo từ những kim loại cứng, chịu ăn mòn và ma sát tốt, bởi nó chịu lực tương đối nhiều.
  • Đĩa van (Disc): Còn gọi là cánh van, thường có dạng hình tròn, nằm giữa thân van và tiếp xúc trực tiếp với môi chất nên thường được chế tạo từ những vật liệu có độ cứng cao & chống ăn mòn tốt. Đĩa van thường được cố định trực tiếp với trục van liên kết với tay quay, từ đó đóng/mở theo hành trình của tay van.
  • Gioăng làm kín (Seat): Là bộ phận làm kín, quyết định tới độ kín của van, thường được làm bằng các vật liệu như cao su tổng hợp, teflon, PDFE,… Gioăng làm kín thường có dạng hình tròn, nằm giữa đĩa van & thân van.
  • Tay van: Là bộ phận nhận lực trực tiếp từ người dùng để vận hành đóng/mở van. Van bướm thường được sử dụng tay quay dạng tay gạt (Lever operating). Từ tay gạt (hoặc tay quay thông qua hộp số điều khiển đối các size lớn), thông qua trục van để điều khiển đĩa van theo hành trình mong muốn, từ đó cho phép/ngăn chặn môi chất lưu thông qua van.

Nguyên lý hoạt động của van bướm

nguyen_ly_hoat_dong_cua_van_buom

Hình ảnh nguyên lý hoạt động của van bướm

Khi tiến hành xoay tay van theo chiều ngược kim đồng hồ là thực hiện quá trình mở van bướm & ngược lại. Thông qua lực tác động lên tay van, truyền momen xoắn tới trục van và điều khiển đĩa van đóng/mở.

Khi van mở hoàn toàn 100%, đĩa van sẽ nằm song song với hướng của dòng chảy & đường ống, còn khi van đóng hoàn toàn, đĩa van sẽ nằm vuông góc với đường ống.

Lưu ý là van bướm chỉ sử dụng tốt nhất khi được mở hoặc đóng hết, không hiệu quả khi sử dụng để điều tiết dòng chảy. Van bướm rất dễ hư hỏng khi mở để điều tiết dòng chảy ở góc 15°C – 75°C.

Phân loại van bướm

Tùy vào tiêu chí phân loại, mà chúng ta có thể phân loại van bướm thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây là một số tiêu chí phổ biến dùng để phân loại van bướm:

1. Dựa vào kiểu kết nối

  • Van bướm kẹp: Van bướm kẹp có tên tiếng anh là Wafer Butterfly Valve, là loại van phổ biến nhất trong các loại van bướm, có cấu tạo đơn giản & giá thành rẻ nhất. Loại van này có phần kết nối chỉ bao gồm 02 hoặc 04 vị trí để bắt bu lông liên kết với mặt bích ở phía trên đỉnh & dưới đáy của thân van, phần còn lại làm kín nhờ lực ép & siết bu lông giữa hai mặt bích của đường ống.
van_buom_kep

Hình ảnh van bướm kẹp (Wafer Type)

 

  • Van bướm tai bích: Van bướm tai bích có tên tiếng anh Lug Butterfly Valve, là loại van được thiết kế đầy đủ các vị trí bắt bu lông liên kết với mặt bích của đường ống. Điều này giúp cho van chịu được áp suất cao hơn, đảm bảo độ kín của van tốt hơn.
van_buom_tai_bich

Hình ảnh van bướm tai bích (Lug Type)

 

  • Van bướm hai mặt bích: Van bướm hai mặt bích có tên tiếng anh là Double Flanged Butterfly Valve, được thiết kế hai mặt bích riêng biệt để bắt với hai mặt bích của đường ống. Với thiết kế này, loại van bướm này được sử dụng trong những điều kiện áp suất cao, kích thước đường ống lớn, hoặc một số điều kiện làm việc riêng biệt đối với đường ống nhỏ.
van_buom_hai_mat_bich

 

Hình ảnh van bướm hai mặt bích (Double Flanged)

 

2. Dựa vào phương thức vận hành

  • Van bướm tay gạt: Còn gọi là van bướm tay kẹp hay van bướm mỏ vịt, đây là loại van bướm có cấu tạo đơn giản nhất, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tay van được mở ra khi dùng lực kẹp lại, sau khi điều chỉnh vị trí đĩa van xong thì thả tay van để khóa lại. Khi điều chỉnh vị trí tay van, tay van sẽ đóng mở giống như chiếc mỏ vịt. Van được đóng hoặc mở, hoặc điều tiết lưu lượng dựa vào việc xoay tay gạt quanh trục của van bướm. Loại van này thường áp dụng cho kích cỡ nhỏ vì việc thao tác gạt là tương đối vất vả.
van_buom_tay_gat

Hình ảnh van bướm tay gạt

 

  • Van bướm tay quay: Loại van này cũng được vận hành thủ công bằng tay, tuy nhiên đa phần cho những van có kích thước lớn, hoặc áp suất đường ống cao. Van được trang bị hộp số đi kèm, giúp người dùng vận hành dễ dàng hơn.
van_buom_tay_quay

Hình ảnh van bướm tay quay

 

  • Van bướm điều khiển điện: Đây là dòng van bướm tự động, van được trang bị kèm theo bộ truyền động điều khiển điện. Loại van này thường có thời gian đóng mở từ 10-15s cho tới 60s (hoặc có thể hơn), được sử dụng chủ yếu cho những đường ống có kích thước lớn, sử dụng tay kẹp hoặc hộp số là không khả thi, hoặc trong những môi trường khó tao tác, vận hành, môi trường nguy hiểm cho người sử dụng.
van_buom_dieu_khien_dien

Hình ảnh van bướm điều khiển điện

 

  • Van bướm điều khiển khí nén: Giống như van bướm điều khiển điện, loại này cũng được trang bị bộ truyền động nhưng chạy bằng khí nén. Van được điều khiển đóng/mở hành trình thông qua bộ điều khiển khí nén, giúp quá trình đóng/mở nhanh, chi phí thấp & độ bền sử dụng cao, tuy nhiên nó đòi hỏi phải có nguồn cấp khí nén. Van bướm điều khiển khí nén ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

 

van_buom_dieu_khien_khi_nen

 

Hình ảnh van bướm điều khiển khí nén

Ưu & nhược điểm khi sử dụng van bướm

Ưu điểm

  • Van bướm có thiết kể nhỏ, gọn, dễ vận hành & sử dụng.
  • Van bướm phù hợp với nhiều vị trí lắp đặt do kích thước của van nhỏ hơn nhiều so với các loại van khác.
  • Có cấu tạo đơn giản nên quá trình bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế cũng vì thế mà đơn giản.
  • Giá thành có thể coi là thấp nhất trong các loại van công nghiệp.
  • Có thể lắp đặt đồng thời cho nhiều tiêu chuẩn khác nhau trên cùng một loại van (đặt biệt là dạng Wafer). Ví dụ như cùng một van bướm dạng Wafer, có thể lắp đặt được cả cho tiêu chuẩn ANSI, JIS, BS,…

Nhược điểm

  • Kể cả khi đóng hoặc mở, van điều ảnh hưởng tới tốc độ & lưu lượng dòng chảy bởi đĩa van luôn nằm trên dòng chảy.
  • Kích thước van bướm giới hạn đối với size nhỏ, thường thì chỉ từ kích thước DN40 trở lên. Một số loại van bướm vi sinh mới có kích thước DN10, DN15.
  • Việc chế tạo van bướm sử dụng cho các môi trường đặc biệt là rất khó khăn. Đặc biệt khi nhiệt độ cao từ 300 độ C trở lên, áp lực lớn từ 25 bar trở lên….
  • Độ bền của van bướm không cao so với các dòng van khác.
  • Van bướm chỉ được sử dụng chủ yếu mới mục đích đóng/mở, không phù hợp với mục đích điều tiết dòng chảy, bởi khi hoạt động, đĩa van luôn nằm trong dòng chảy. Nếu sử dụng với mục đích điều tiết dòng chảy, tuổi thọ của van sẽ giảm đi đáng kế.

 

Bài viết trên đây được chúng tôi đúc kết trong suốt quá trình tìm hiểu và làm việc thực tế. Tuy nhiên vẫn còn có thể có những thiếu sót bởi quan điểm, nhận định của mỗi cá nhân một khác nhau, rất mong Quý khách hàng thông cảm & góp ý.

Công ty MAKGIL VIỆT NAM chuyên cung cấp các dòng van bi, van cầu, van cổng, van bướm, van an toàn,… của hãng KAVAL/Canada, hãng RBR/Italy,… và một số hãng khác với giá cả cực kỳ cạnh tranh & chất lượng tuyệt vời. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ hoặc báo giá xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY TNHH MAKGIL VIỆT NAM

Trụ sở chính: 18/21 Nguyễn Văn Dung, Phường 06, Quận Gò Vấp, TP. HCM

Chi nhánh Hà Nội: Số 130 D4 Khu đô thị mới Đại Kim, Đại Kim, Hoàng Mai, HN

Điện thoại: 02866-572-704 – Fax: 02822-026-775

Websitehttps://makgil.com     Email: info@makgil.com

Hotline/zalo: 0902 949 401       –         0902 988 005      –       0932 798 882

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *