Đèn chống cháy nổ sử dụng chất liệu gì?

Đèn chống cháy nổ được cấu thành từ nhiều bộ phận như: body (thân), cover (vỏ bảo vệ), guard (khung bảo vệ), lamp (bóng đèn),… Mỗi bộ phận thường được làm từ một loại vật liệu khác nhau.

Mời bạn đọc hãy cùng Makgil VietNam đi tìm hiểu từng bộ phận cụ thể sau đây.

Thân đèn chống cháy nổ (body)

Thân của đèn phòng cháy nổ thường được làm từ vật liệu hợp kim nhôm (aluminium alloy). Nhiều người dùng không hiểu, tại sao lại sử dụng hợp kim nhôm (thay vì thép hoặc các vật liệu kim loại khác như inox,…) để chế tạo thân của đèn chống cháy nổ? Điều này sẽ liên quan đến các đặc tính của vật liệu.

Dưới đây là những ưu điểm của vật liệu nhôm:

  • Hợp kim nhôm dẫn nhiệt nhanh, nhiệt lượng của đèn rất lớn, nếu không có kim loại dẫn nhiệt nhanh thì đèn dễ bị cháy do không tản nhiệt được. Giống như điện thoại di động của Apple sử dụng vỏ hợp kim nhôm, nhưng đó không chỉ là do các vấn đề về dẫn nhiệt.
  • Hợp kim nhôm dễ tạo hình, chịu va đập mạnh. Khả năng chống va đập này không có nghĩa là nó độ cứng cao, mà vì nó tương đối mềm, nên nó có thể làm giảm xung lượng một cách hiệu quả khi xảy ra va chạm.
  • Về vấn đề chi phí, hợp kim nhôm rẻ hơn so với các kim loại khác. Đèn chống cháy nổ thường yêu cầu thành bên trong dày 5 mm. Một bộ đèn có khối lượng vài đến vài chục kg, về khả năng tản nhiệt, chống ăn mòn và chống va đập, giá thành rẻ thì hợp kim nhôm đã trở thành thiết bị tiêu chuẩn cho đèn chống cháy nổ.

 

den_led_chong_chay_no_su_dung_chat_lieu_gi

Hình ảnh đèn LED chống cháy nổ với vật liệu aluminum

Vỏ bảo vệ đèn phòng nổ (cover)

Hai loại vật liệu được sử dụng phổ biến để chế tạo vỏ bảo vệ của đèn chống cháy nổ là kính thủy tinh cường lực (glass) hoặc nhựa gia cường sợi thủy tinh (GRP-Glass reinforced plastic). Mỗi loại vật liệu đều có ưu & nhược điểm riêng khi được sử dụng để chế tạo vỏ bảo vệ của đèn chống cháy nổ.

  • Kính thủy tinh cường lực: Có giá thành cao hơn nhưng lại có ưu thế vượt trội là dễ dàng vệ sinh, chịu va đập tốt, không bị xuống màu & vàng ố như GRP, có tuổi thọ tuyệt vời, không ảnh hưởng tới độ sáng của đèn.
  • Nhựa gia cường sợi thủy tinh: có tính cách điện tốt và tính chất kết dính mạnh, chịu nhiệt, chịu ăn mòn và nhiệt độ tốt. GRP có giá thành & trọng lượng thấp hơn so với thủy tinh cường lực. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng có thể xảy ra hiện tượng vàng ố, xuống màu gây ảnh hưởng tới độ sáng của đèn.
hinh_anh_den_led_su_dung_vat_lieu_grp

Hình ảnh vật liệu GRP sau một thời gian dài sử dụng

hinh_anh_den_led_su_dung_vat_lieu_thuy_tinh_cuong_luc

Hình ảnh vật liệu vỏ bảo vệ bằng thủy tinh cường lực

Khung bảo vệ đèn phòng cháy nổ (guard)

Tùy vào từng loại đèn và yêu cầu của người sử dụng, mà đèn có được trang bị khung bảo vệ hay không. Khung bảo vệ được thiết kế bao bọc bên ngoài vỏ bảo vệ, với mục đích chống va đập gây vỡ, hư hỏng vỏ & bóng đèn. Thông thường, khung bảo vệ được làm từ thép không gỉ (SS304 hoặc SS316).

 

den_led_chong_chay_no_voi_khung_bao_ve

Hình ảnh đèn LED chống cháy nổ với khung bảo vệ

Trên thị trường hiện nay, hầu hết các thương hiệu đèn LED chống cháy nổ đều có vật liệu vỏ từ GRP (đối với đèn tuýp) và kính thủy tinh cường lực (đối với dòng đèn Floodlight). Tuy nhiên, hãng Alloy/Thailand có thiết kế chế tạo vật liệu vỏ cho cả dòng đèn tuýp, rất thuận tiện cho người dùng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *