Cảm biến nhiệt độ RTD là gì? Ưu, nhược điểm và lưu ý khi mua

Cảm biến nhiệt độ RTD, hay còn gọi là cảm biến nhiệt độ Pt100, nhiệt điện trở,… là dòng cảm biến được sử dụng vô cùng phổ biến và rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp với mục đích đo lường, theo dõi và kiểm soát giá trị nhiệt độ trong nhà máy, hệ thống,…

Đây là dòng sensor đo nhiệt độ được sử dụng nhiều nhất trong các dòng cảm biến nhiệt độ, sử dụng để đo lường nhiệt độ trong khoảng -200…850°C, gồm nhiều loại khác nhau như Pt100, Pt500, Pt1000, Ni100, Ni500. Trong bài viết này, Makgil Việt Nam xin kính mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cần thiết về loại cảm biến nhiệt độ này.

Cảm biến nhiệt độ RTD là gì?

Cảm biến nhiệt độ RTD (hay còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau như cảm biến rtd, cảm biến Pt100, rtd đo nhiệt độ, sensor nhiệt độ rtd, đầu dò nhiệt rtd, đầu dò nhiệt Pt100,…) có tên tiếng anh là Resistance Temperature Detectors – là một thiết bị được sử dụng để theo dõi, đo lường & kiểm soát nhiệt độ vận hành của nhà máy, hệ thống, thiết bị,… thông qua nguyên tắc điện trở, có thiết kế là một thanh kim loại hay dây kim loại mà điện trở của nó phụ thuộc theo sự thay đổi của nhiệt độ.

Tùy thuộc vào cấu tạo mà RTD được chia thành nhiều loại khác nhau, bao gồm Pt100, Pt500, Pt1000, Ni100, Ni500, trong đó Pt100 là loại được sử dụng nhiều nhất, chiếm tới 90% nhu cầu sử dụng trong các ngành công nghiệp. Cũng chính vì lý do này mà cảm biến RTD còn được gọi với cái tên là cảm biến Pt100.

cam bien nhiet do rtd
Hình ảnh cảm đầu dò nhiệt độ RTD dạng đầu củ hành

Nói sơ qua về cảm biến nhiệt độ Pt100, chúng được cấu tạo từ kim loại Platinum được quấn tùy theo hình dáng của đầu dò nhiệt có giá trị điện trở khi ở 0ºC là 100 Ohm. Khi nhiệt độ thay đổi điện trở giữa 2 đầu dây kim loại này sẽ thay đổi, và tùy chất liệu kim loại sẽ có độ tuyến tính trong 1 khoảng nhiệt độ nhất định. Đây là loại cảm biến thụ động nên khi sử dụng cần phải cấp một nguồn ngoài ổn định. Giá trị điện trở thay đổi tỉ lệ thuận với sự thay đổi nhiệt độ. Cảm biến Pt100 được chia thành 3 loại gồm:

  • Cảm biến nhiệt độ Pt100 2 dây (2-wires): Đây là loại có cảm biến có sai số cao nhất do ảnh hương của điện trở trên 2 dây, và cũng chính vì thế nên loại này thường ít khi được sử dụng. Loại này thường có giá thành thấp nhất trong ba loại cảm biến nhiệt độ Pt100.
  • Cảm biến nhiệt độ Pt100 3 dây (3-wires): Đây là loại Pt100 được sử dụng phổ biến nhất do chúng có độ chính xác tương đối cao, đáp ứng hầu hết các ứng dụng đo lường cơ bản. Hai dây chung triệt tiêu điện trở cho nhau & dây còn lại đóng vai trò dây biến đổi giá trị điện trở khi nhiệt độ thay đổi.
  • Cảm biến nhiệt độ Pt100 4 dây (4-wires): được xem là loại cảm biến nhiệt độ chính xác nhất trong họ đầu dò nhiệt độ Pt100 nhưng giá thành cũng cao nhất nên chỉ phục vụ cho một số yêu cầu cần độ sai số thấp như trong phòng thí nghiệm, trung tâm kiểm định, hiệu chuẩn,…
cam bien nhiet do rtd
Hình ảnh sơ đồ đấu dây 03 loại cảm biến Pt100

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của RTD

1. Cấu tạo của đầu dò nhiệt độ RTD

Cảm biến nhiệt độ RTD có phần đầu dò được cấu tạo từ vật liệu Platium (dòng Pt100, Pt500, Pt1000) hoặc Niken (dòng Ni100, Ni500, Ni1000). Trong đó, vật liệu Platium được sử dụng nhiều hơn vì độ tinh khiết của Platium khá cao lên đến 99%, mang lại độ chính xác cực cao nên nó được dùng phổ biến trong các ngành công nghiệp. Ngược lại các dòng đầu dò RTD được làm vật liệu niken thường có dải đo thấp hơn, cấp chính xác, độ ổn định và độ bền thấp hơn nên thường ít được sử dụng, chúng thường chỉ có lợi thế là ít chịu ảnh hưởng của khoảng cách đo.

Hiện nay, có 02 dạng RTD cơ bản là RTD dạng củ hành (là dạng có phần đầu bảo vệ cầu đấu nối ở phía trên) và RTD dạng dây. Tuy nhiên, về cơ bản chúng đều giống nhau về cấu tạo, đều bao gồm một số bộ phận chính sau đây:

  • Đầu kết nối (Connection head): Thường được làm từ nhôm aluminium, thép không gỉ stainless steel hoặc gang dẻo cast iron, có tác dụng bảo vệ cầu đấu nối, dây tín hiệu nằm bên trong. Thông thường những loại RTD dạng dây sẽ không có đầu kết nối này.
  • Kết nối cơ khí (Process connection): Là phần kết nối giúp cố định đầu dò nhiệt độ RTD vào thiết bị/hệ thống. Có hai dạng kết nối phổ biến là kết nối ren hoặc kết nối mặt bích.
  • Đầu dò cảm biến (sensing element): Là phần chứa kim loại (Platium hoặc Niken), có chức năng cảm nhận trực tiếp giá trị nhiệt độ thông qua sự thay đổi điện trở để truyền tín hiệu về thiết bị hiển thị hoặc điều khiển.
cam bien rtd
Cấu tạo của cảm biến RTD

2. Nguyên lý hoạt động của sensor nhiệt độ RTD

Nguyên lý hoạt động của RTD khá đơn giản, khi đầu dò của cảm biến tiếp xúc với môi trường đo, nhiệt độ tại đầu dò thay đổi khiến điện trở xuất ra tại phần còn lại của cảm biến thay đổi. Với mỗi giá trị nhiệt độ thay đổi sẽ cho ra một giá trị của điện trở, giá trị điện trở luôn tỷ lệ thuận với giá trị nhiệt độ mà cảm biến đo được.

Ví dụ: Nhiệt độ thay đổi từ 0°C đến 40°C, tương ứng tín hiệu điện trở xuất ra là 100Ω đến 115,54Ω.

cam bien nhiet do rtd

Sự khác nhau giữa cảm biến nhiệt độ RTD & can nhiệt thermocouple

Hiện nay, có nhiều người còn chưa hiểu rõ sự khác nhau giữa hai dòng cảm biến nhiệt độ RTD và cặp nhiệt điện (Thermocouple), dễ dàng nhầm lẫn trong quá trình lựa chọn & sử dụng. Nhìn qua hình dáng bên ngoài, rất khó để phân biệt hai loại cảm biến nhiệt độ này vì chúng thường có hình dạng giống nhau. Vậy đâu là sự khác nhau giữa chúng?

Về cơ bản, cả hai loại đều có cùng một mục đích sử dụng là dùng để đo nhiệt độ. Tuy nhiên về cấu tạo và nguyên lý hoạt động thì có sự khác nhau như sau:

  • RTD có cấu tạo từ hai dây hoặc thanh kim loại làm từ vật liệu Platium hoặc Niken, chúng hoạt động theo nguyên lý điện trở. Khi nhiệt độ thay đổi, điện trở giữa 2 đầu dây kim loại này sẽ thay đổi, và tùy chất liệu kim loại sẽ có độ tuyến tính trong 1 khoảng nhiệt độ nhất định. RTD được sử dụng để đo lường trong khoảng nhiệt độ -200…850°C.
  • Trong khi đó, can nhiệt (thermocouple) có cấu tạo gồm 2 dây kim loại khác nhau, được hàn dính 1 đầu gọi là đầu nóng (hay đầu đo), đầu còn lại gọi là đầu lạnh (hay là đầu chuẩn). Khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu nóng và đầu lạnh thì sẽ phát sinh 1 sức điện động V tại đầu lạnh. Một vấn đề đặt ra là phải ổn định và đo được nhiệt độ ở đầu lạnh, điều này tùy thuộc rất lớn vào chất liệu. Do vậy mới cho ra các loại can nhiệt, mỗi loại cho ra 1 sức điện động khác nhau: E, J, K, R, S, T. Can nhiệt được sử dụng để đo lường nhiệt độ trong khoảng -100°C đến 1600°C.

Ưu và nhược điểm của cảm biến nhiệt độ RTD

Mặc dù RTD là dòng cảm biến nhiệt độ được sử dụng rộng rãi & phổ biến nhất trong các ngành công nghiệp, chúng vẫn có những ưu & nhược điểm nhất định sau đây:

Ưu điểm

  • Dải đo của RTD phổ thông, trung bình từ -200°C đến 850°C, phù hợp với nhiều ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.
  • Cảm biến RTD mang lại độ ổn định, độ chính xác cao hơn cặp nhiệt điện (thermocouple).
  • Giá thành tương đối hợp lý, thấp hơn cặp nhiệt điện (thermocouple).
  • RTD có thiết kế rất đa dạng về chiều dài, loại dây, loại cây và kiểu kết nối nên rất linh hoạt trong việc lắp đặt trong nhà máy.
  • Được sử dụng phổ biến, cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản nên cũng dễ dàng trong việc sửa chữa hoặc thay thế.

Nhược điểm

  • Dải đo tối đa của RTD nằm trong khoảng từ -200°C đến 850°C, đối với dải đo cao hơn, bắt buộc phải sử dụng cảm biến nhiệt độ khác như can nhiệt (thermocouple).
  • Khả năng phản ứng nhiệt của đầu dò nhiệt độ RTD thường chậm hơn so với can nhiệt (thermocouple).

Lưu ý khi chọn mua cảm biến RTD

Mặc dù có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương đối đơn giản, nhưng vẫn xảy ra nhiều trường hợp khách hàng lựa chọn chưa đúng loại RTD phù hợp với ứng dụng và mục đích sử dụng, gây ảnh hưởng tới quá trình vận hành trong nhà máy. Vì vậy, chúng tôi xin liệt kê ra một số tiêu chí cần thiết dưới đây, hy vọng giúp quá trình lựa chọn của khách hàng được dễ dàng và chính xác hơn:

  • Dải đo (temperature range): Đây thường là yếu tố quan tâm hàng đầu khi lựa chọn đầu dò nhiệt độ RTD. Người dùng cần xác định được giá trị đo lường tối thiểu & tối đa để lựa chọn của RTD cho phù hợp. Một điểm cần lưu ý là mặc dù tiêu chuẩn thiết kế dải nhiệt độ chung của Pt100 là từ -200°C đến 850°C, nhưng không phải nhà sản xuất nào cũng có thể sản xuất cảm biến với giá trị đo tối đa lên tới 850°C. Tùy thuộc vào năng lực và thiết kế của từng hãng, mà cảm biến được sản xuất với giá trị tối đa khác nhau (thông thường, thường thấp hơn ngưỡng 850°C). Người dùng cần lưu ý khi lựa chọn.

Một số dải đo thông dụng: 0 ÷ 100°C, 0 ÷ 300°C, 0 ÷ 450°C, 0 ÷ 500°C, -50 ÷ 100°C, -50 ÷ 450°C, -50 ÷ 500°C,…

  • Loại đầu dò (sensor type): Như đã đề cập ở trên, đầu dò nhiệt độ RTD thường có hai dạng là dạng dây và dạng đầu bảo vệ (còn gọi là đầu củ hành), người dùng cần xác định khi lựa chọn cho phù hợp. RTD dạng dây thường có nhiệt độ thiết kế thấp hơn dạng củ hành.
cam bien rtd
Hình ảnh hai loại đầu dò RTD thường được sử dụng
  • Kết nối cơ khí (Process connection): Như đã mô tả ở phần cấu tạo, đây là phần kết nối trực tiếp với hệ thống hoặc thiết bị, và thường được thiết kế ở hai dạng là kết nối ren (thread connection) & kết nối mặt bích (flange connection). Người dùng cần kiểm tra kỹ kết nối hoặc thiết kế hiện hữu để lựa chọn kích thước, chủng loại và tiêu chuẩn của ren và mặt bích cho phù hợp, bởi trong mỗi loại kết nối lại được chia làm nhiều tiêu chuẩn khác nhau.
rtd
Hình ảnh hai dạng kết nối phổ biến của RTD
  • Chiều dài que đo (sensor length): Là khoảng chiều dài phần que đo của cảm biến, người dùng cần xác định chính xác, đảm bảo phù hợp cho quá trình lắp đặt. Phần que đo này không thể cắt bỏ nên tương đối quan trọng, việc lựa chọn que đo quá dài dẫn tới tình trạng không thể lắp đặt hoặc không tiếp xúc được với môi chất cần đo nếu que đo quá ngắn. Một số chiều dài que đo phổ biến như 100mm, 150mm, 200mm, 250mm, 300mm,… 1000mm.
  • Đường kính que đo (sensor diameter): Đường kính que đo cũng quan trọng không kém chiều dài que đo, là điểm mà người dùng cũng cần lưu tâm khi lựa chọn. Một số kích thước phổ thông như Ø6mm, Ø8mm, Ø10mm, Ø12mm, Ø1/4”, Ø1/2”,…
  • Vật liệu đầu dò (sensor material): Nói đúng hơn là vật liệu của ống bảo vệ, nơi mà chứa kim loại Platium hoặc niken bên trong và tiếp xúc trực tiếp với môi chất cần đo. Các loại vật liệu phổ thông thường được làm bằng SS304 hoặc SS316, ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phần nên người dùng cần xác định để tối ưu hóa chi phí.
  • Vật liệu đầu bảo vệ (head material): Việc lựa chọn vật liệu đầu bảo vệ chỉ áp dụng cho loại cảm biến RTD đầu củ hành, là phần bảo vệ cơ khí các terminal đấu nối nằm bên trên đầu của cảm biến. Các loại vật liệu phổ biến là thép không gỉ (SS304 hoặc SS316), nhôm (aluminum) hoặc gang dẻo (cast iron), chúng cũng ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm nên người dùng cần cân nhắc khi lựa chọn.
  • Số lượng dây kết nối (wire connection): Như đã đề cập ở trên, cảm biến nhiệt độ RTD được chia làm ba loại, ảnh hưởng trực tiếp tới độ chính xác & giá thành sản phẩm: 02 dây, 03 dây, 04 dây, trong đó loại 03 dây được sử dụng nhiều nhất. Vì vậy, người dùng cần cân nhắc khi lựa chọn.
  • Cấp chính xác (Accuracy): Tương ứng với số lượng dây kết nối, loại cảm biến nhiệt độ 2 dây có sai số lớn nhất và loại cảm biến nhiệt độ 4 dây có sai số thấp nhất. Tiêu chuẩn sai số của RTD thường được chia thành Class AA, Class A và Class B, trong đó:
  • Class AA: Mức sai số là 0.1°C.
  • Class A: Mức sai số là 0.15°C.
  • Class B: Mức sai số là 0.3°C.

Thông thường, Class B được sử dụng phổ biến nhất vì đối với các ứng dụng công nghiệp thông thường, mức sai số nhiệt độ cho phép là +/-1°C. Một lý do khác là Class B có giá thành thấp hơn Class A và Class AA tương đối nhiều mà vẫn đảm bảo sai số cho phép.

  • Tín hiệu ngõ ra (Output signal): Ngoài tín hiệu điện trở, thường các nhà sản xuất có tích hợp thêm transmitter với tùy chọn tín hiệu analog 4-20mA, phù hợp với nhu cầu rộng rãi hiện nay, người dùng cũng cần lưu tâm khi lựa chọn.

Mua cảm biến nhiệt độ RTD chính hãng tại Makgil Việt Nam

Makgil Việt Nam là một trong những đơn vị giàu kinh kiệm trong lĩnh vực cung cấp, lắp đặt các thiết bị đo áp suất, nhiệt độ, trong đó có đầu dò nhiệt độ RTD. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi hiện là nhà phân phối ủy quyền của hãng Thermo-electra có xuất xứ Netherland – thương hiệu từ những năm 1962 với đầy đủ chủng loại, chất lượng và công nghệ vượt trội.

Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi cũng dễ dàng có thể tư vấn cho khách hàng lựa chọn được loại cảm biến RTD phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng, với chi phí tối ưu, hợp lý nhất.

Đặc biệt, với lượng hàng lưu kho rất lớn với đầy đủ chủng loại, dải đo, vật liệu, kích thước, giá thành của Makgil Việt Nam luôn cam kết tốt nhất thị trường, với thời gian bảo hành lên tới 18 tháng, đảm bảo để khách hàng có thể tin tưởng lựa chọn.

Quý khách hàng lưu ý rằng chúng tôi xin phép không cung cấp hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, thương hiệu của Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến uy tín của chúng tôi và sự an toàn cho hệ thống của người dùng.

Makgil Việt Nam hân hạnh được phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng theo thông tin chi tiết dưới đây:

CÔNG TY TNHH MAKGIL VIỆT NAM

Trụ sở chính: 18/21 Nguyễn Văn Dung, Phường 06, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hà Nội: Số 130 D4 Khu đô thị mới Đại Kim, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 02866-572-704

Fax: 02822-026-775

Website: https://makgil.com     Email: info@makgil.com

Zalo: 0902 949 401       –         0902 988 005      –       0932 798 882

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *